Page 220 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 220

2021). Tuy nhiên, bước sang đầu năm 2022, giá cá tra tăng trở lại, đạt mức
          trên 30.000 đồng/kg nhưng nhiều người nuôi cá tra không được hưởng lợi do
          đã bán hết cá (VASEP, 2022). Vì vậy, người nuôi cá tra là đối tượng dễ bị tổn
          thương khi giá bán bị biến động còn nhà máy chế biến có thể điều chỉnh biên
          độ giá mua nguyên liệu đầu vào nhằm đảm bảo chi phí và lợi nhuận trong
          kinh doanh (Sinh, 2011). Thị trường xuất khẩu hiện nay chủ yếu là sản phẩm
          cá tra phi lê và cá tra đông lạnh nguyên con do vậy chưa tạo được các sản
          phẩm giá trị gia tăng và sản phẩm có thương hiệu để nâng cao giá trị cá tra
          Việt Nam.





























                              Hình 9.11. Chế biến cá tra xuất khẩu

               iii) Giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị cá tra hướng tới mục tiêu nâng
          cao giá trị sản phẩm phục vụ xuất khẩu

               Giải pháp tăng cường đầu tư để nâng cao hiệu quả kỹ thuật nằm giảm
          chi phí thức ăn và nâng cao tỷ lệ sống trong quá trình nuôi: Giải pháp này
          đưa ra trên cơ sở thực tế hiện nay giá thức ăn có xu hướng gia tăng và giá bán
          xuất khẩu có xu hướng bảo hòa. Vì vậy vấn đề đặt ra là đầu tư nghiên cứu cải
          tiến kỹ thuật để giảm hệ số thức ăn nhằm giảm chi phí thức ăn, giảm giá thành
          nuôi cá tra thương phẩm (Lan và ctv., 2021). Bên cạnh đó, tỷ lệ sống trong
          nuôi cá tra ở ĐBSCL trung bình là 69,0%, thường dao động từ 71,4-76,1%.
          Như vậy, để góp phần nâng cao hiệu quả nuôi cá tra cần nâng cao tỷ lệ sống,
          cải thiện chất lượng con giống tốt và nâng cao năng suất nuôi.


                                                                                209
   215   216   217   218   219   220   221   222   223   224   225