Page 219 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 219
Hình 9.10. Sơ đồ kênh thị trường tiêu thụ của ngành hàng cá tra nuôi ở ĐBSCL
Sự phân phối lợi nhuận và chi phí trong chuỗi giá trị cá tra ở ĐBSCL
phụ thuộc vào cấu trúc của kênh thị trường. Tuy nhiên, lợi nhuận chưa được
phân phối hợp lý cho từng thành phần tham gia vào chuỗi sản xuất. Theo phân
tích của Sena and Phuong (2011) và Hiền (2021), lợi nhuận từ thấp đến cao
là người nuôi, nhà máy chế biến và xuất khẩu và nhà nhập khẩu và bán lẽ;
trong đó lợi nhuận phần lớn thuộc về người nhập khẩu và bán lẻ. Vì vậy, tổ
chức sản xuất gắn với phân khúc thị trường theo cấu trúc của từng kênh phân
phối sẽ giúp ngành hàng cá tra hoạt động ổn định hơn và hài hòa được lợi ích
về chi phí và lợi nhuận giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị.
Mặc dù có hơn 94% sản lượng cá tra được xuất khẩu và có nhiều hình
thức tổ chức sản xuất nhưng tổ chức sản xuất vùng nguyên liệu tập trung gắn
với phân khúc theo nhu cầu thị trường chưa được phân định rõ ràng. Một số
thị trường nhập khẩu có yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng cao như thị trường EU
với tiêu chuẩn ASC (Aquaculture Stewardship Council) thì chưa có khân
khúc khâu tổ chức sản xuất vùng nguyên liệu cung ứng thị trường này.
Vì vậy, đây có thể xem là một trong những điểm “yếu” quan trọng trong khâu
tổ chức sản xuất hiện nay, chưa tổ chức được vùng nguyên liệu hàng hóa tập
trung theo thị trường như vùng nguyên liệu sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn chứng
nhận như ASC, BAP (Best Aquaculture Practices), GlobalGAP, sản phẩm
hữu cơ,…).
ii) Những điểm “nghẽn” của ngành hàng cá tra
Sản xuất: mặc dù khía cạnh kỹ thuật nuôi cá tra có nhiều nghiên cứu
thành công góp phần vào sự phát triển của ngành hàng cá tra, tuy nhiên, điểm
“nghẽn” khía cạnh kỹ thuật nuôi cá tra hiện nay là hệ số FCR cao (1,55-1,57)
và tỷ lệ sống 71,4-76,1% dẫn đến giá thành nuôi cá tra khá cao từ 24.400-
24.800 đồng/kg (Hiền và ctv., 2020).
Khía cạnh giá bán cá thương phẩm và thị trường tiêu thụ: điểm
“nghẽn” của khía cạnh giá bán là giá không ổn định, giá xuống thấp dẫn đến
người nuôi bị thua lỗ 2.000-3.500 đồng/kg vào một số thời điểm (VASEP,
208