Page 214 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 214
kỳ nuôi), sục khí là giải pháp kỹ thuật được quan tâm cải tiến hiện nay nhằm
cải thiện oxy và giảm thay nước ao nuôi. Ứng dụng sục khí cho ao nuôi có ý
nghĩa tăng oxy hoà tan, cải thiện chất lượng môi trường ao nuôi và hiệu quả
sử dụng thức ăn của cá, qua đó cải thiện tỷ lệ sống và năng suất cá nuôi. Bên
cạnh, nuôi cá tra sử dụng hệ thống tuần hoàn cũng đã và đang được ứng dụng
trong nuôi cá tra theo hướng quản lý môi trường, giảm chất thải và cải thiện
chất lượng và năng suất cá nuôi.
Dịch bệnh trên cá tra là nguyên nhân gây thiệt hại lớn trong quá trình
nuôi, các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thường hay xuất hiện trên cá tra
như vi khuẩn, ký sinh trùng và vi nấm. Hiện nay có 2 nhóm tác nhân chính
gây thiệt hại lớn là do vi khuẩn gây ra như bệnh gan thận mủ do vi khuẩn
Edwardsiella istaluri, bệnh xuất huyết do vi khuẩn Aeromonas hydrophila và
bệnh trắng đuôi do Flavobacterium columnare (Dung et al., 2008), và do ký
sinh trùng, chủ yếu thuộc 2 nhóm nguyên sinh động vật (Protozoa) và ký sinh
trùng đa bào (Metazoa). Theo Hoa và ctv. (2021), cá tra nuôi thương phẩm
có tỷ lệ nhiễm khuẩn là 72,4%, nhiễm ký sinh trùng dao động từ 60-100%;
nhiễm nấm Trichoderma sp. ở thận (71,4%), Fusarium sp. ở mang (68,4%),
Aspergillus sp. ở bóng hơi (66,7%) và tỷ lệ nhiễm thấp nhất là Mucor sp. ở
gan (50%). Những năm gần đây đã có những thành công trong việc sản xuất
và ứng dụng vaccine bất hoạt kháng bệnh gan thận mủ (do vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri gây ra) và bệnh xuất huyết (do vi khuẩn Aeromonas
hydrophila gây ra) cho cá tra giống nhằm giảm hao hụt sau khi thả và cải thiện
tỷ lệ sống cá nuôi thương phẩm, giảm bệnh trong quá trình nuôi và giảm sử
dụng kháng sinh.
Năng suất nuôi cá tra thuộc nhóm cao trong các loài cá nuôi, năng suất
trung bình giai đoạn trước 2015 cho toàn vùng là 216 tấn/ha/vụ (Tổng cục Thủy
sản, 2015), nhưng có khác nhau theo vùng nuôi và thời gian. Những năm gần
đây, năng suất có tăng lên do cải tiến về kỹ thuật như mật độ thả, thức ăn và
quản lý môi trường tốt hơn,… đạt trung bình 463 tấn/ha/vụ (Hiền, 2021).
d) Tổ chức sản xuất
Ngành hàng cá tra đang được tổ chức sản xuất theo 4 hình thức và qui
mô của từng hình thức sản xuất cũng khác nhau.
Hình thức nuôi riêng lẻ: là các cơ sở nuôi cá có qui mô diện tích nhỏ,
tự đầu tư và không ký hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm đầu ra giữa người
nuôi với nhà máy chế biến (NMCB). Hình thức nuôi này chiếm 30% diện tích
và 38,7% số hộ sản xuất (Hiền, 2021).
203