Page 213 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 213
pháp cho ăn như cho ăn gián đoạn hay cho ăn luân phiên thức ăn có hàm
lượng đạm khác nhau (Lan và ctv., 2021). Các cải tiến này nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng thức ăn của cá và giảm hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR). Sử
dụng thức ăn viên công nghiệp có lợi thế là chủ động được thức ăn trong quá
trình nuôi do lượng thức ăn sử dụng lớn, theo đó mỗi tấn cá thương phẩm cần
1,55-1,57 tấn thức ăn (FCR: 1,55-1,57 theo Hiền, 2021) tương đương tổng
lượng thức ăn cho nuôi cá tra hàng năm vượt hơn 2,3 triệu tấn. Sử dụng thức
ăn viên là đúng theo xu hướng phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và là
nền tảng cho ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản nói chung và
cá tra nói riêng.
Mức độ thâm canh cũng đã thay đổi theo hướng tăng mật độ nhằm tăng
năng suất và bù hao hụt do tỷ lệ cá chết sau khi thả nuôi có xu hướng tăng
trong thời gian qua. Mật độ thả nuôi những năm trước 2004 trung bình là 20,5
2
2
con/m , tăng lên 28,5 con/m vào những năm 2005-2006 (Phuong et al.,
2007). Giai đoạn 2008-2009, mật độ thả nuôi tăng khá cao, trung bình 48
2
2
con/m (dao động từ 18-125 con/m ) tùy kích cỡ cá giống, mùa vụ và khả
năng tài chính của người nuôi (Phan et al., 2009). Những nghiên cứu gần đây
cho thấy mật độ thả nuôi có khác nhau theo hình thức sở hữu, trung bình là
2
45,7 con/m (Hồng và ctv., 2015) hay 62,2 con/m (Hiền, 2021).
2
Mật độ thả nuôi cao nên kỹ thuật nuôi cũng có nhiều cải tiến như quản
lý môi trường ao nuôi (chế độ thay nước tăng, sục khí, hút bùn đáy ao), sử
dụng thức ăn viên công nghiệp, quản lý dịch bệnh,... Điểm rất đặc biệt của ao
nuôi cá tra là mực nước sâu hơn nhiều so với nuôi các loài cá khác, dao động
từ 3,30-4,3 m (trung bình là 3,6 m) nên lượng nước trong ao luôn rất lớn
(Hồng, 2015). Ao sâu nên hàm lượng oxy hòa tan trong nước ao nuôi cá tra
cũng có sự phân tầng. Hàm lượng oxy trong ao nuôi cá tra khá thấp, ở tầng
nước sâu 1,5 m, hàm lượng oxy hòa tan >1,5 mg/L vào ban ngày nhưng giảm
rất thấp <1 mg/L sau 21 giờ đến 6 giờ sáng, ở tầng nước sâu hơn, hàm lượng
oxy gần nhưng luôn rất thấp (gần 0 mg/L) (Hà, 2011). Theo Lefevre et al.
(2011) trong ao nuôi cá tra, cá cỡ 200-400 g/con phân bố chủ yếu ở tầng nước
mặt khoảng 1 m sâu, rất ít khi sâu đến 2,5 m mà oxy hòa tan khoảng 2-140%
bão hòa; nhưng cá ở giai đoạn gần thu hoạch (1.000 g/con), cá chủ yếu phân
bố ở 0,45 m nước tầng mặt mà oxy hòa tan chỉ 2-50% bão hòa. Như vậy, nếu
chọn mức oxy là 1,5 mg/L là oxy thấp thì trong ao nuôi cá 4 tháng tuổi, có
sục khí thì khoảng 25% thời gian trong ngày cá sống trong tình trạng oxy thấp
so với 100% thời gian của cá ở ao không sục khí. Vì vậy, giữa biện pháp sục
khí và thay nước tích cực cho ao nuôi cá tra (nhất là ở giai đoạn cuối của chu
202