Page 211 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 211

Những năm qua, kỹ thuật ương cá bột lên cá giống đã có những thay
          đổi, giúp nâng cao tỷ lệ sống và năng suất cá ương. Nhiều nghiên cứu về gây
          thức ăn tự nhiên trước và trong quá trình ương cá bột lên cá hương bằng các
          loại bột dinh dưỡng thương mại đã giúp cải thiện đáng kể tỷ lệ sống của cá từ
          bột lên cá hương, có thể nâng tỷ lệ sống của cá sau 20 ngày ương đến 28%
          (Út và ctv., 2021). Bên cạnh, nghiên cứu sử dụng các sản phẩm prebiotic và
          probiotic để nâng cao sức khoẻ của cá cũng mang lại hiệu quả tốt. Hằng và
          ctv. (2021) đã sử dụng prebiotic (inulin 1%) hay probiotic (Lactobacillus
          plantarum) theo nhịp 2 tuần/tháng trong quá trình ương cá tra cũng góp phần
          nâng cao sức khoẻ, giảm nhiễm bệnh và cải thiện tỷ lệ sống cao. Ngoài ra,
          kỹ thuật ương cá tra giai đoạn bột lên hương và hương lên giống trong các
          mô hình khác nhau cũng được nghiên cứu cải tiến như ương cá bột lên cá
          hương trong bể lót bạt (kể cả trong nhà lưới/nhà màng) đạt kết quả tốt về tỷ
          lệ sống và tăng trưởng, cá đạt 5 g/con và tỷ lệ sống 25,3% sau 45 ngày ương;
          ương cá giai đoạn hương (~5 g/con) lên giống (~35 g/con) trong bể đạt tỷ lệ
          sống hơn 88,8-93,7% tuỳ mật độ sau 75 ngày ương (Liêm và ctv., 2020), năng
          suất cao gấp 5 lần so với ương trong ao theo báo cáo của Tâm et al. (2010).
          Liêm và ctv. (2020) cũng báo cáo rằng khi phối hợp các biện pháp cải tiến
          như gây nuôi thức ăn, bổ sung chế phẩm prebiotic và probiotic, quản lý tốt
          môi trường ao ương thì tỷ lệ sống của ương trong ao từ giai đoạn bột lên giống
          (~30 g/con) trong 90 ngày có thể đạt tỷ lệ sống đến 30,8%. Một cải tiến khác
          theo hướng công nghệ cao là ương cá hương (3,12 g/con) lên giống trong bể
          lọc tuần hoàn trong nhà lưới/nhà màng nhằm kiểm soát ổn định nhiệt độ, có
                                         3
          thể ương mật độ cao (800 con/m ) đạt kích cỡ 28 g/con, tỷ lệ sống 66,7% sau
          42 ngày ương, rút ngắn được thời gian ương.
               Ngoài việc cải tiến về kỹ thuật sản xuất giống và ương nuôi, nghiên cứu
          chọn lọc cá tra theo hướng cải thiện khả năng sinh trưởng cũng được thực
          hiện và tạo đàn cá có tăng trưởng cao, chuyển giao vào sản xuất (Sang et al.,
          2012; Vu et al., 2019). Nghiên cứu lai tạo dòng cá tra chịu mặn cũng đang
          được thực hiện trong khuôn khổ  dự án "Hướng đến sự bền vững trong sản
          xuất giống cá tra: tiếp cận theo phương pháp chọn lọc” (gọi tắt là dự án
          PANGAGEN) được hợp tác triển khai giữa Trường Đại học Cần Thơ với
          Trường Đại học Liège và Trường Đại học Namur (Bỉ) do ARES-CCD (Viện
          Hàn lâm về Nghiên cứu và Giáo dục sau đại học và Uỷ ban hợp tác phát triển)
          của Vương Quốc Bỉ tài trợ. Kết quả sau một thế hệ chọn lọc đã tạo được thế
          hệ G1 chịu mặn đến 10‰, hệ số di truyền thực tế về khối lượng cá tra là 0,29,
          tăng khối lượng (18,0%) và tỷ lệ sống (11,4%).



          200
   206   207   208   209   210   211   212   213   214   215   216