Page 207 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 207

10000                                       1640             1800
               9000                                  1467      1560  1525  1600
               8000                                                        1400
                     1203                 1188  1244
               7000        1120 1106 1105                                  1200
               6000                                                        1000
             Diện tích  5000                                               800    Sản lượng

               4000
               3000                                                        600
               2000                                                        400
               1000                                                        200
                  0                                                        0
                     2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
                               Diện tích (ha)   Sản lượng (x 1.000 tấn)

                         Hình 9.5. Diện tích và sản lượng cá tra ĐBSCL
                               (Nguồn: Hiền, 2021; VASEP, 2022)

                Đối với nuôi thương phẩm cá tra, nghề nuôi bắt đầu khá sớm từ những
          năm 1940–1950 mà chủ yếu ở hai tỉnh Đồng Tháp và An Giang. Nghề nuôi
          cá basa trong bè trên sông ở tỉnh An Giang và Đồng Tháp vào những năm
          1960 (Phuong, 1998) đã ảnh hưởng và tạo tiền đề ban đầu cho nghề nuôi cá
          tra thương phẩm trong bè và ao đất sau này. Theo Phương và ctv. (2016), mốc
          phát triển của nghề nuôi cá tra thương phẩm trong ao xuất phát từ các thử
          nghiệm nuôi của người dân ở thành phố Cần Thơ từ những năm 1981-1982.
                                                                  2
          Đó là nuôi thương phẩm trong ao mật độ thấp 10-12 con/m  (giống tự nhiên)
          và cho ăn bằng thức ăn tự chế, đạt năng suất hơn 100 tấn/ha trong 6 tháng
          nuôi, sau đó người nuôi tăng dần mật độ nuôi và thay nước, nâng năng suất
          lên 140-230 tấn/ha/vụ. Tiếp theo là sự thành công trong công tác sản xuất
          giống nhân tạo đã thúc đẩy thêm các nghiên cứu về nuôi thương phẩm trong
          bè, ao,... sử dụng thức ăn tự chế, thức ăn viên công nghiệp hay kết hợp hai
          loại thức ăn, dẫn đến năng suất nuôi tăng rõ rệt,  có thể đến 850 tấn/ha/vụ
          (trung bình hơn 400 tấn/ha/vụ) tuỳ mật độ thả (Phương và ctv., 2016). Số liệu
          thống kê năm 2020 cho thấy sản lượng cá tra nuôi của tỉnh Đồng Tháp chiếm
          32,3%, tỉnh An Giang 27,6%, tỉnh Bến Tre 12,8% và thành phố Cần Thơ
          10,9%. Những địa phương này đang được xem là vùng sản xuất chính của
          ngành hàng cá tra ở Việt Nam (Hiền, 2021). Giá trị xuất khẩu khẩu cá tra giai
          đoạn 2015-2021 đạt cao nhất là 2,26 tỷ USD (năm 2018) và thấp nhất là 1,47
          tỷ USD năm (2017). Thị trường xuất khẩu có xu hướng tăng từ 129 nước vào
          năm 2018 và tăng lên 138 nước vào năm 2021 (VASEP, 2022).


          196
   202   203   204   205   206   207   208   209   210   211   212