Page 212 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 212

Nhìn chung, công nghệ sản xuất giống cá tra đang được cải tiến rất
          nhiều về kỹ thuật để tạo giống chất lượng cao, chọn lọc cải thiện tăng trưởng,
          kháng bệnh đặc thù và hiện cũng đang chọn lọc tạo dòng cá chịu mặn thích
          ứng với biến đổi khí hậu. Vì vậy, chất lượng giống sẽ được tiếp tục cải thiện
          để hỗ trợ phát triển bền vững ngành hàng cá tra trong tương lai.
               c) Phát triển công nghệ nuôi

               Kỹ thuật nuôi cá tra đã có những cải tiến đang kể trong quá trình phát
          triển từ khi bắt đầu vào những năm 1981-1982 và nhất là từ năm 2000 khi
          giống cá được sản xuất nhân tạo thành công với số lượng lớn đáp ứng cho
          nhu cầu nuôi thương phẩm (Phương và ctv., 2016). Sự thay đổi quan trọng
          của nghề nuôi cá tra đó là sự chuyển đổi mô hình nuôi từ nuôi bè và nuôi đăng
          quầng trên sông sang nuôi ao từ năm 2004. Chính vào năm đó, diện tích nuôi
          ao của vùng ĐBSCL tăng lên đến hơn 5.500 ha với sản lượng hơn 1,1 triệu
          tấn và phát triển nhảy vọt (phát triển nóng) xảy ra vào năm 2008, theo đó diện
          tích nuôi đạt 6.012 ha, sản lượng khoảng 1,2 triệu tấn (Bộ Nông nghiệp và
          Phát triển Nông thôn [NN&PTNT], 2012a). Mặc dù diện tích nuôi không tăng
          nhanh nhưng kỹ thuật nuôi đã có nhiều cải tiến nên năng suất và sản lượng
          tăng. Kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm đã có sự cải tiến và phát triển mới về
          nhiều khâu như gia tăng mật độ nuôi, chuyển đổi từ sử dụng thức ăn tự chế
          chất lượng thấp sang thức ăn viên công nghiệp có chất lượng tốt và ổn định
          hơn, cải tiến phương pháp cho ăn nâng hiệu quả sử dụng thức ăn (cho ăn gián
          đoạn), cải thiện quản lý chất lượng môi trường ao nuôi (sục khí, thay nước),
          quản lý dịch bệnh,... Những cải tiến kỹ thuật này đã góp phần làm tăng năng
          suất nuôi rất đáng kể (Phương và ctv., 2016).

               Yếu tố kỹ thuật nuôi thay đổi có tính quyết định nhiều đến năng suất
          của nghề nuôi đó là sự chuyển đổi từ sử dụng thức ăn tự chế hoàn toàn, sang
          tự chế kết hợp với thức ăn viên và đến hoàn toàn thức ăn chế biến như hiện
          nay. Nếu giai đoạn đầu của sự phát triển (trước năm 2000), hầu hết sử dụng
          thức ăn tự chế, thì sang giai đoạn 2000-2005 đã có hơn 50% người nuôi sử
          dụng thức ăn viên công nghiệp hoàn toàn và số còn lại là sử dụng kết hợp; và
          từ năm 2010, gần như tất cả người nuôi đã chuyển sang sử dụng hoàn toàn
          thức ăn viên công nghiệp (Nhì, 2005; Hùng & Huy, 2006; Bộ NN&PTNT,
          2012). Cùng với đó là sự hình thành và phát triển của nhiều nhà máy sản xuất
          thức  ăn  viên  công  nghiệp  cho  cá  tra  (Nhì,  2005;  Phuong,  2013;  Bộ
          NN&PTNT, 2012b). Cách sử dụng thức ăn viên công nghiệp hiện cũng đã
          được cải tiến trong quá trình phát triển, đặc biệt là sử dụng máy cho ăn tự
          động, cho ăn theo nhu cầu của cá (Phương và ctv., 2016) và cải tiến phương

                                                                                201
   207   208   209   210   211   212   213   214   215   216   217