Page 204 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 204

Tỷ lệ sống trong      Tình hình tập huấn,
                     Loài
                                          sản xuất giống          chuyển giao
           Giáp xác
           Tôm sú                             50-75%         Rộng rãi
           Tôm chân trắng                     50-75%         Rộng rãi
           Tôm càng xanh                      50-75%         Rộng rãi
           Cua biển                            7-10%         Rộng rãi
           Ba khía                            10-15%         Tiếp tục cải tiến
           Cua đá                             10-15%         Tiếp tục cải tiến
           Ghẹ xanh                           10-15%         Tiếp tục cải tiến
           Cá nước lợ - cá biển
           Cá bóp                             10-15%         Rộng rãi
           Các chim vây vàng                  20-30%         Rộng rãi
           Cá nâu                             20-30%         Rộng rãi
           Cá đối                             15-20%         Tiếp tục cải tiến
           Cá ngát                            40-60%         Tiếp tục cải tiến
           Cá chốt                            40-60%         Rộng rãi

               9.3.4 Chế biến và xuất khẩu

               Theo VASEP (2021), cả nước hiện có 208 doanh nghiệp chế biến thủy
          sản, trong đó ĐBSCL có 112 doanh nghiệp, chiếm 53,8% cả nước. Thành phố
          Cần Thơ (17 doanh nghiệp) và tỉnh Cà Mau (14 doanh nghiệp) là 2 địa phương
          ở ĐBSCL có nhiều nhà máy chế biến nhất của vùng. Các nhà chế biến biến
          thủy sản ở vùng nước ngọt (tỉnh An Giang, Đồng Tháp và thành phố Cần
          Thơ) tập trung vào chế biến sản phẩm cá tra trong khi các nhà máy ở các tỉnh
          ven biển (Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu,…) tập trung vào sản phẩm tôm.
          Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng nhẹ trong 10 năm gần đây,
          mặc dù có giảm nhẹ ở một số năm. Sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu lệ
          thuộc vào thị trường, giá cả và sản lượng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là 2
          đối tượng xuất khẩu chính là cá tra và tôm nước lợ (Hình 9.3).

               Việt Nam đang xuất khẩu thủy sản đến 160 quốc gia và vùng lãnh thổ,
          trong đó 10 thị trường đứng đầu gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn
          Quốc, ASEAN, Australia, Anh, Canada, Nga, chiếm khoảng 92-93% tổng giá
          trị xuất khẩu. Tuy nhiên, những năm gần đây, xuất khẩu sang thị trường EU
          chững lại, thị trường ASEAN và Hàn Quốc ổn định, thị trường Mỹ và Nhật
          Bản cũng duy trì tăng trưởng khá ổn định, riêng thị trường Trung Quốc tăng
          trưởng nhiều nhất (VASEP, 2020).  Việt Nam hiện có 10 công ty xuất khẩu
          thủy sản hàng đầu, chiếm 22,7% tổng kim ngạch xuất khẩu (khoảng 1,9 tỷ
          USD) (VASEP, 2020). Nhìn chung, các công ty dẫn đầu về xuất khẩu thủy
          sản cả nước đều ở ĐBSCL.


                                                                                193
   199   200   201   202   203   204   205   206   207   208   209