Page 199 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 199

sinh phẩm, thức ăn,...). Đặc biệt, ĐBSCL là nơi tập trung nhiều cơ sở đào tạo
          và nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ thủy sản. Tất cả đã tạo nên sự
          sinh động trong phát triển thủy sản nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng
          của vùng và cả nước. Vì vậy, ĐBSCL là vùng quan trọng cho mục tiêu tăng
          trưởng của ngành thủy sản nói riêng cũng như phát triển kinh tế - xã hội nói
          chung trong tương lai.


               9.2  LỊCH  SỬ  PHÁT  TRIỂN  NUÔI  TRỒNG  THỦY  SẢN  Ở
          ĐBSCL
               Ở Việt Nam, nghề nuôi trồng thủy sản bắt đầu phát triển khá muộn so
          với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Theo Tuấn (2012), sự phát triển của
          nghề nuôi trồng thủy sản của Việt Nam bắt đầu từ những năm 1960 và được
          chia thành ba giai đoạn chính. Giai đoạn 1960-1975 chủ yếu phát triển ở miền
          Bắc, gắn với phong trào hợp tác xã và nuôi cá để tự cung, tự cấp thực phẩm
          tiêu dùng. Từ năm 1976 đến năm 1980, nuôi trồng thủy sản bắt đầu phát triển
          ở miền Nam, với sự du nhập cả về kỹ thuật và giống loài cá nuôi từ miền Bắc
          (cá chép, cá trắm cỏ, cá mè,…) và gắn với phong trào “Ao cá Bác Hồ” phát
          triển rộng khắp các vùng miền. Giai đoạn 1980-2010, nuôi thủy sản phát triển
          ở tất cả các vùng miền của nước ta, nhiều giống loài mới như tôm sú, tôm
          càng xanh, cá basa, cá tra, nghêu, sò,… bắt đầu được phát triển nuôi. Sau năm
          2010, ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam bắt đầu phát triển nhanh, thể
          hiện qua nhiều chương trình, dự án nghiên cứu về sản xuất giống và nuôi các
          loài thủy sản có giá trị kinh tế, nhiều dự án hợp tác quốc tế giúp đẩy nhanh sự
          phát triển về công nghệ giống và nuôi như tôm sú, cá tra, tôm càng xanh,….
          Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển ngành nuôi trồng thủy sản (như
          nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra) với quy mô lớn, góp phần tăng sản
          lượng và phát triển nhanh công nghệ.

               Nghề nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL có thể chọn cột mốc từ nghề vớt
          giống và nuôi cá tra trên sông Cửu Long thuộc tỉnh Đồng Tháp và An Giang
          từ những năm 1940 (Phương và ctv., 2016). Sự phát triển nuôi trồng thủy sản
          ở ĐBSCL sau năm 1975 gắn liền với sự hình thành các ngành học của các
          trường đại học, viện nghiên cứu, trạm nghiên cứu,… như Trường Đại học
          Cần Thơ, Trường Đại học Nông nghiệp IV (nay là Trường Đại học Nông Lâm
          thành phố Hồ Chí Minh), Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2, Trường
          Trung cấp Nông nghiệp Long Định,…cùng nhiều trại cá giống thuộc các tỉnh
          lúc bấy giờ.  Trường Đại học Cần Thơ từ sau năm 1975 được “chi viện” nhiều
          cán bộ từ miền Bắc vào giảng dạy và nghiên cứu về nuôi trồng thủy sản, từ



          188
   194   195   196   197   198   199   200   201   202   203   204