Page 198 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 198
(tôm sú và tôm thẻ chân trắng) và cá tra. Sản lượng tôm nước lợ đạt 950.000
tấn (chiếm 21% sản lượng nuôi trồng) và cá tra là 1.420.000 tấn (chiếm 31%
sản lượng nuôi trồng) năm 2020 và trở thành hai đối tượng xuất khẩu chính
của ngành thủy sản Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 3,37 tỷ USD
và cá tra 1.54 tỷ USD (VASEP, 2021).
10000
Khai thác+Nuôi trồng (cả nước)
9000
Khai thác (cả nước)
8000 Khai thác (ĐBSCL)
Nuôi trồng (cả nước)
Sản lượng (x 1000 tấn) 6000
7000
Nuôi trồng (ĐBSCL)
5000
4000
3000
2000
1000
0
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Hình 9.1. Sản lượng thủy sản Việt Nam theo quốc gia và ĐBSCL giai đoạn 1995-2021
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2022)
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện tích 4.092.000 ha (chiếm
12% diện tích cả nước) là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu và là nơi
sản xuất nông nghiệp và thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Tính đến năm 2020,
ĐBSCL có hơn 800.000 ha nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thống kê, 2021)
trong tổng diện tích theo kế hoạch phát triển đến năm 2030 là 1,3 triệu ha
(Quyết định 324/QĐ-TTg). Sản lượng thủy sản ĐBSCL chiếm tỷ trọng lớn
với 38% tổng sản lượng khai thác và 68% sản lượng nuôi trồng cả nước năm
2020 (Tổng cục Thống kê, 2021). So với cả nước, nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL
chiếm 93% diện tích và 84% sản lượng và cá tra chiếm 100% diện tích và sản
lượng cả nước. ĐBSCL là vùng đa dạng về thủy vực, thuận lợi về điều kiện
thời tiết và khí hậu, có nguồn lợi thủy sản phong phú và nhiều đối tượng nuôi
phù hợp; là nơi hội tụ phát triển của nhiều hoạt động nuôi trồng thủy sản như
sản xuất giống và nuôi, chế biến và xuất khẩu, vật tư thiết bị (thuốc, hoá chất,
187