Page 193 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 193

chuyển. Trong đó, vấn đề chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan
          tâm của mọi người, từ nhà sản xuất, vận chuyển, phân phối, quản lý, nhà
          hoạch định chính sách cho đến người tiêu dùng. Bên cạnh đó, công tác quy
          hoạch vùng sản xuất rau màu an toàn theo các tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ
          chưa được quan tâm đúng mức, mặc dù quỹ đất còn lớn vì chủ yếu luân canh
          với lúa.

               f) Về giá cả

               Một số HTX, THT sản xuất rau an toàn có ký hợp đồng tiêu thụ ổn định
          nhưng vẫn chưa đảm bảo hết đầu ra cho sản phẩm nên vẫn còn bán ra chợ lẻ
          với mức giá ngang với rau thường, gây thiệt thòi đối với người nông dân trồng
          rau an toàn. Chi phí đầu vào sản xuất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng
          tác động đến sản xuất cây ăn quả, có thể ảnh hưởng năng suất, chất lượng trái
          cây. Hiện nay trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập thế giới thì sản phẩm
          nông nghiệp nói chung và sản phẩm rau màu nói riêng, năng lực cạnh tranh
          của sản phẩm là một trong những yếu tố để tồn tại và mở rộng thị trường. Sản
          phẩm rau màu phải đáp ứng an toàn, chất lượng, đồng nhất, số lượng lớn, giao
          hàng đúng hạn và phải có giá rẽ mới có thể canh tranh.

               8.4.4  Định hướng phát triền cây rau màu ở ĐBSCL
               Để tháo gỡ nhưng điểm nghẽn nêu trên, nâng cao năng lực cạnh tranh và
          giá trị cho các sản phẩm rau màu ở ĐBSCL, cần thực hiện các giải pháp sau:

               1.  Từng địa phương cần xác định rõ thế mạnh về điều kiện tự nhiên,
                  cây trồng chủ lực để hình thành các vùng sản xuất rau màu tập trung
                  quy mô lớn thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu, thuận lợi cho
                  mối liên kết dọc và ngang, rút ngắn kênh phân phối nhằm đảm bảo
                  ít tổn thất sau thu hoạch.

               2.  Nghiên cứu lai tạo giống cây rau màu, đặc biệt ứng dụng kỹ thuật
                  ghép gốc trên cây rau để gia tăng tính thích nghi điều kiện hạn mặn,
                  lũ lụt; xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
                  cây giống rau (nhà màng, cấy giống ghép) và trong sản xuất thâm
                  canh thích ứng biến đổi khí hậu theo hướng an toàn, thực hành nông
                  nghiệp tốt (GAP), hữu cơ cho các loại rau màu chủ lực để nâng cao
                  chất  lượng  cây  giống,  nâng  cao  năng  suất,  chất  lượng  (đảm  bảo
                  nguyên liệu đầu vào cho chế biến phải đạt chuẩn), an toàn thực phẩm
                  và lợi nhuận cho nông dân sản xuất rau màu, đáp ứng được yêu cầu
                  người tiêu dùng trong và ngoài nước.



          182
   188   189   190   191   192   193   194   195   196   197   198