Page 189 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 189
trên cơ sở xây dựng những vùng nguyên liệu tập trung, nối kết với người mua
và những nhà cung cấp đầu vào; và iv) Bộ Công thương phối hợp với Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Kế hoạch & Đầu tư, đặc biệt với
sự điều hành của Văn Phòng Điều phối Nông nghiệp, Nông thôn vùng
ĐBSCL của Bộ NN&PTNT vừa mới được thành lập vào ngày 23/3/2022 để
xây dựng các đề án/dự án: Xây dựng hệ thống thông tin thị trường sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của vùng ĐBSCL; Xây dựng các Trung
tâm logistics phục vụ cho việc bảo quản, sơ chế, đóng gói và tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp của vùng; và Xây dựng cơ chế quản lý thị trường các sản
phẩm đầu vào và đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp nói chung và rau màu
nói riêng.
8.4.3 Yếu tố làm hạn chế hiệu quả sản xuất và giải pháp đề xuất
a) Kỹ thuật canh tác
* Về giống
Hiện nay, sản xuất các loại rau ăn trái chủ lực thuộc 2 họ: Họ cà (ớt, cà
xanh, cà tím, cà chua) và Họ dưa (dưa hấu, dưa lê, dưa lưới, dưa leo, khổ qua,
bầu, bí mướp) phụ thuộc quá nhiều vào nguồn giống F1 từ các công ty nước
ngoài, giá rất cao. Trong đó, ớt và dưa hấu là 2 cây rau chủ lực có lợi thế cạnh
tranh của ĐBSCL, xuất khẩu trái tươi và ớt khô hàng năm nhưng không thể
chủ động nguồn giống khi mở rộng quy mô xuất khẩu. Còn cây màu chủ lực
là mè, nông dân có thể chủ động giống.
* Về kỹ thuật sản xuất cây con rau không ghép và ghép gốc
Nhiều địa phương đã hình thành những khu chuyên sản xuất cây giống
rau từ lâu đời để phục vụ cho những khu vực sản xuất rau tập trung. Sản xuất
cây giống rau theo kiểu truyền thống ngoài trời tiềm ẩn nguy cơ cây bị mầm
bệnh xâm nhiễm như bệnh khảm. Để nâng cao hiệu quả sản xuất các loại rau
có giá trị kinh tế cao như ớt, dưa hấu, ... thì việc ứng dụng thành tựu khoa học
“ghép gốc” để khả năng chống chịu của cây với môi trường đất bị nhiễm bệnh
và biến đổi khí hậu rất cần những cơ sở chuyên cung cấp cây giống rau ứng
dụng công nghệ cao trong nhà màng và công nghệ ghép. Còn đối với cây màu
như mè, bắp, đậu nành không cần gieo ươm.
* Về kỹ sử dụng màng phủ nông nông nghiệp
Tất cả rau màu ăn trái đều cần sử dụng màng phủ đậy trên mặp liếp để
giảm bớt thiệt hại do côn trùng vì bề mặt phản chiếu ánh sáng (đặc biệt là bọ
trĩ), do bệnh vì bộ lá rau khô nhanh sau mưa (đặc biệt là thán thư, khảm),
178