Page 184 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 184
tỷ lệ lợi nhuận tính trên một đơn vị sản phẩm được phân phối cho các tác nhân
trong khâu sản xuất chiếm từ 40-80% (Son và ctv., 2018; Hâu và ctv., 2021b).
c) Những điểm nghẽn trong khâu tiêu thụ và thị trường
Trong quá trình hoạt động của CGT, các tác nhân tham gia bên cạnh có
được những lợi thế bên trong sẵn có (điều kiện đất đai thổ nhưỡng, kinh
nghiệm sản xuất, hệ thống phân phối các sản phẩm đầu vào,…), cũng như
những cơ hội có được từ môi trường kinh doanh bên ngoài (nhu cầu tiêu dùng
gia tăng, xu hướng hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, chính sách hỗ trợ và
khuyến khích sản xuất, tiêu thụ của nhà nước và của các sở ban ngành chức
năng,….), các tác nhân tham gia cũng phải đối mặt với những khó khăn bên
trong (năng lực liên kết, năng lực quản lý và kinh doanh, dịch bệnh,…) và
những thách thức bên ngoài như xu hướng gia tăng giá cả các sản phẩm đầu
vào, rào cản kỹ thuật từ các nước nhập khẩu, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, giá
cả đầu ra không ổn định, cạnh tranh xuất khẩu, và cạnh tranh với các sản phẩm
nhập khẩu,…). Trong số những khó khăn này, có những khó khăn từ các khâu
khác nhau trong CGT đã thực sự tạo ra những điểm nghẽn làm ảnh hưởng
không tốt đến năng lực cạnh tranh và khả năng tiêu thụ sản phẩm CAT, và do
vậy làm ảnh hưởng đến việc tạo ra giá trị gia tăng và lợi nhuận cho toàn CGT.
Theo kết quả nghiên cứu về CGT một số sản phẩm CAT chính ở ĐBSCL của
Lộc và ctv. (2015), Nhỏ và ctv. (2019), Hâu và ctv. (2021b), Son và ctv.
(2020), Lam và Anh (2020), cũng như từ kết quả đánh giá của các tổ chức nhà
nước có chức năng liên quan đến ngành hàng CAT đã chỉ ra được những điểm
nghẽn chính sau đây đối với CGT ngành hàng CAT ở ĐBSCL, bao gồm: i)
Năng lực liên kết giữa các tác nhân, cũng như giữa các tác nhân trong cùng
một khâu trong CGT còn rất hạn chế; ii) Hệ thống kho bảo quản, dự trữ sản
phẩm còn hạn chế; iii) Năng lực tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ của
các DNXK còn hạn chế; iv) Rào cản kỹ thuật của các quốc gia nhập khẩu sản
phẩm CAT của Việt Nam ngày càng gia tăng; v) Chi phí logistics trong chuỗi
cung ứng còn chiếm tỷ trọng cao trong giá thành tiêu thụ.
8.3.4 Định hướng phát triền cây ăn trái ở ĐBSCL
Để tháo gỡ những điểm nghẽn, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và
giá trị cho các sản phẩm CAT, và do vậy góp phần nâng cấp CGT cho ngành
hàng CAT ở ĐBSCL, cần thực hiện những giải pháp sau đây:
(i) Hoàn chỉnh quy trình sản xuất rải vụ cho các loại cây ăn trái chủ lực
để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong các thị trường cao cấp như siêu thị trong
nước và xuất khẩu. Cần chú ý sử dụng các kỹ thuật canh tác, thay thế dần
173