Page 179 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 179

nhưng chất lượng không ngon, dễ bị bệnh và mau hư hỏng sau thu hoạch.
          Việc lạm dụng phân hóa học cũng là nguyên nhân gây ra sự suy thoái đất, làm
          cho đất bị chua.

               Bón phân hữu cơ và vôi để duy trì độ màu mỡ của đất đã được nhà vườn
          quan tâm, tuy nhiên tỷ lệ bón chưa cao như kết quả điều tra kỹ thuật bón phân
          hữu cơ và vôi cho cây xoài ở 6 tỉnh trồng xoài chủ yếu ở ĐBSCL ở Bảng 2
          (Hâu và ctv., 2021b). Tỷ lệ số hộ bón phân hữu cơ và vôi trên cây nhãn ở
          huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp (38% và 23%), quận Ô Môn thành phố
          Cần Thơ (58 và 26%) Hâu và ctv. (2021a) đều khá thấp. Đối với cây nhãn E-
          Dor của Thái Lan phải xử lý ra hoa bằng hóa chất KClO3 là hóa chất có tính
          oxid hóa mạnh sẽ khoáng hóa, làm cạn kiệt chất hữu cơ trong đất. Do đó, bón
          phân hữu cơ cho cây nhãn E-Dor hàng năm là yêu cầu quan trọng để duy trình
          độ màu mỡ, tính bền vững của đất.

               c) Xử lý ra hoa

               Hiện nay, nhu cầu rải vụ để phục vụ cho thị trường xuất khẩu, đưa vào
          các thị trường cao cấp như nhà hàng, siêu thị và nhu cầu đa dạng của con
          người là xu thế tất yếu phải thực hiện. Quy trình xử lý ra hoa thông thường
          có hai giai đoạn là xử lý tạo mầm hoa sau đó kích thích trổ hoa. Trên cây xoài
          xử lý tạo mầm hoa bằng Paclobutrazol (PBZ) với liều lượng từ 1-1,5 g a.i./m
          đường kính tán. Thời gian kích hích trổ hoa sau khi xử lý tạo mầm hoa từ
          45 ngày đến 75 ngày tùy theo giống. Hóa chất kích thích là Thiourea nồng độ
          0,3-0,5% hay KNO3 nồng độ 2,5-3% (Hâu (2013). Vấn đề cần quan tâm hiện
          nay là cả hai hóa chất PBZ và Thiourea đều bị đưa ra khỏi danh mục hóa chất
          được phép sử dụng trên cây ăn trái. Tuy nhiên, do hóa chất PBZ vẫn được
          phép sử dụng trên cây lúa và vẫn được bán trên thị trường. Trong khi Thiourea
          được bán dưới dạng phân bón lá. Thực tế nầy sẽ gặp trở ngại nếu bị truy xuất
          nguồn gốc khi sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP).
               Trên cây bưởi, cam hay cây cam quýt nói chung đều áp dụng quy trình
          xử lý ra hoa bằng cách ‘xiết’ nước tạo khô hạn đồng thời áp dụng các biện
          pháp hỗ trợ thúc đầy ra hoa như phủ liếp, phun phân bón lá có hàm lượng
          lân và kali, phun chất ức chế sinh trưởng PBZ. Thời gian siết nước từ 30-40
          ngày, kết hợp với thời điểm ‘hạn bà chằn’, là đợt hạn ngắn trong mùa mưa.
          Đặc biệt, trên cây cam Xoàn phải kết hợp với biện pháp khoanh thân tỷ lệ
          ra hoa mới đạt yêu cầu (Hâu và ctv., 2018). Trên cây cam sành, do trồng cây
          theo mô hình “cam rẫy’, “cam rau”, cây cam được kích thích ra hoa rất sớm,
          chỉ 14-16 tháng sau khi trồng nên nhà vườn thường áp dụng nhiều biện pháp



          168
   174   175   176   177   178   179   180   181   182   183   184