Page 180 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 180

để kích thích ra hoa như siết nước, phun phân bón lá và chất ức chế sinh
          trưởng PBZ.

               Trên những giống nhãn không ra hoa tự nhiên ở ĐBSCL như Tiêu da
          bò hay E-Dor của Thái Lan cần phải sử dụng hóa chất KClO3 cây mới ra hoa.
          Trên cây nhãn E-Dor, Hâu và ctv. (2021a) khuyến cáo xử lý với liều lượng từ
          50-100 g/m đường kính tán. Hóa chất KClO3 là một chất oxid hóa mạnh, sẽ
          khoáng hóa chất hữu cơ và diệt vi sinh vật trong đất, nếu sử dụng lâu ngày,
          đặc biệt là với liều lượng tăng hàng năm sẽ dễ làm đất bị kiệt quệ. Do đó, vấn
          đề bón phân hữu cơ cho nhãn trong quy trình xử lý ra hoa cần phải được
          thường xuyên quan tâm.

               Đối với cây sầu riêng, nhà vườn xử lý ra hoa rải vụ bằng cách phun hóa
          chất PBZ với nồng độ từ 1.000-1.500 ppm kết hợp với siết nước trong mương,
          phủ liếp hay phủ gốc (Hâu & Hiếu, 2020). Phá miên trạng mầm hoa bằng
          cách phun Thiourea nồng độ 1.500-2.000 ppm. Tuy nhiên, cũng như trên cây
          xoài, hóa chất nầy đã bị đưa ra khỏi danh mục hóa chất được sử dụng trên cây
          ăn trái của Bộ NN&PTNT.

               Thanh long là cây ngày dài nên nhà vườn kích thích ra hoa chủ yếu bằng
          biện pháp chiếu đèn. Xử lý ra hoa bằng cách chiếu đèn cho kết quả ổn định
          hơn so với biện pháp sử dụng chất điều hòa sinh trưởng. Vấn đề quan tâm
          trong kỹ thuật xử lý ra hoa trên cây thanh long là loại bóng đèn đạt hiệu quả
          nhưng giảm chi phí điện, thời gian chiếu sáng, thời gian chiếu trước khi mặt
          trời lặn hay ban đêm trước khi mặt trời mọc, thời gian chiếu đèn theo mùa.
          Ở Đài Loan, Jiang et al. (2012) xác định chiếu sáng 4 giờ (từ 22:00 đến 2:00
          giờ sáng hôm) sau bằng bóng đèn dây stock 75-100W đạt hiệu quả nhất. Bóng
          đèn compact 25W có hiệu quả cao hơn bóng đèn Led 6W. Theo Trị và ctv.
          (2021) có thể sử dụng các loại bóng compact ánh sáng vàng hoặc compact
          ánh sáng đỏ 20-25W, hoặc đèn Led 5-10W, thời gian chiếu sáng từ 8-10
          giờ/đêm, bắt đầu từ 19-22 giờ tùy theo mùa vụ.

               d) Quản lý sâu bệnh

               Côn trùng gây hại cây ăn trái chủ yếu:
               Một số loại sâu hại quan trọng trên các loại cây ăn trái chủ lực ở ĐBSCL
          là bọ trĩ, ruồi đục trái, nhện đỏ, sâu đục trái và gần đây có rầy xanh gây hại
          khá nhiều trên sầu riêng. Bọ trĩ là đối tượng gây hại quan trọng trên xoài, cam
          quýt, thanh long trong mùa khô. Bọ trĩ gây hại từ giai đoạn ra đọt, ra hoa đến
          trái non. Trở ngại lớn trong việc quản lý bọ trĩ là tính kháng thuốc của côn



                                                                                169
   175   176   177   178   179   180   181   182   183   184   185