Page 175 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 175

tranh thủ sự hỗ trợ của các Viện, Trường để nghiên cứu, chuyển giao công
          nghệ các mô hình sản xuất có khả năng thích ứng với BĐKH và ứng dụng
          công nghệ tiên tiến vào khâu sản xuất;

               - Phát triển các cánh đồng lúa lớn đi đôi với việc ứng dụng công nghệ
          tiên tiến một cách đồng bộ từ khâu sản xuất đến khâu thu hoạch, chế biến và
          xây dựng các tổ chức kinh tế hợp tác, nhằm đáp ứng yêu cầu của người mua
          về số lượng và chất lượng. Để thực thi giải pháp này, Sở NN&PTNT các tỉnh
          phối hợp với chính quyền địa phương các cấp tăng cường việc tuyên truyền,
          vận động các hộ nông dân sản xuất lúa để tham gia vào mô hình cánh đồng
          lúa lớn, đồng thời kết nối với các MPEC để thu mua sản phẩm cho các hộ
          nông dân sản xuất lúa trong mô hình;
               - Đầu tư nghiên cứu phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng từ gạo (bún,
          miến, bánh phở, sữa gạo, tinh dầu, cám gạo, bánh mỳ từ bột gạo, …) để nâng
          cao giá trị của sản phẩm của lúa gạo trong CGT ngành hàng lúa gạo, đặc biệt
          trong bối cảnh cạnh tranh xuất khẩu ngày càng gia tăng và những lúc tình trạng
          vượt cung sản phẩm xảy ra. Để thực thi giải pháp này, Bộ Khoa học và Công
          nghệ nên tăng cường việc đầu tư nguồn kinh phí để khuyến khích các viện,
          trường và doanh nghiệp nghiên cứu để phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng
          từ lúa gạo, và do vậy góp phần nâng cấp CGT ngành hàng lúa gạo; và
               - Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông và logistics cho vùng ĐBSCL
          để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, vừa góp phần cắt giảm chi phí
          trong khâu lưu thông phân phối. Để thực thi giải pháp này, Bộ và Sở Kế
          hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ và Sở Giao thông Vận tải tăng cường việc
          đầu tư xây dựng hệ thống giao thông (đường bộ và đường thủy) trong vùng
          được tốt hơn.

               * Chính sách và cơ chế thúc đẩy sự ổn định của thị trường lúa gạo
               Cần có những công cụ điều hành về chính sách đế hỗ trợ sự ổn định và
          bền vững của thị trường nông sản nói chung và lúa gạo nói riêng. Những cơ
          chế này có thể giúp cho thị trường điều chỉnh, thích ứng với điều kiện biến
          đổi khí hậu bằng cách tái phân phối những khu vực dư thừa đến những nơi
          sụt giảm sản lượng do các điều kiện bất lợi về môi trường, dịch hại. Thị trường
          cũng cần có những công cụ để thúc đẩy các giải pháp sản xuất lúa gạo bền
          vững, giảm thiểu và thích ứng với những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu
          như áp dụng các biện pháp canh tác giúp giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà
          kính, xây dựng tín chỉ cacbon cho các hệ thống canh tác lúa.




          164
   170   171   172   173   174   175   176   177   178   179   180