Page 173 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 173

8.2.2  Chuỗi giá trị và thị trường xuất khẩu

               Ngành hàng lúa gạo của Việt Nam nói chung, và ở ĐBSCL nói riêng
          có những cơ hội và lợi thế như: điều kiện đất đai thổ nhưỡng thích hợp cho
          việc trồng lúa, các hộ sản xuất lúa có kinh nghiệm cao, hệ thống phân phối
          các sản phẩm đầu vào dày đặc, lai tạo được nhiều dòng lúa thơm có phẩm
          chất cao được thế giới công nhận, xu hướng hội nhập kinh tế phát triển ngày
          càng sâu rộng, có nhiều chính sách và chương trình/dự án hỗ trợ sản xuất và
          tiêu thụ lúa gạo. Tuy nhiên, ngành hàng lúa gạo ở ĐBSCL vẫn còn tồn tại
          những mặt yếu kém, cũng như phải đối mặt với nhiều thách thức, tạo nên
          những điểm nghẽn làm kìm hãm phát triển của chuỗi giá trị (CGT) lúa gạo.
          Theo Đặng và ctv. (2016), Son và ctv. (2017), và Lam và Anh (2020), những
          điểm nghẽn chính bao gồm: i) chất lượng gạo không đồng nhất; ii) nhận thức
          của nông dân trong việc sử dụng giống để gieo trồng còn hạn chế (sử dụng
          lúa thương phẩm để làm giống); iii) thương hiệu sản phẩm gạo của việt nam
          trên thị trường thế giới chưa mạnh; iv) liên kết ngang và liên kết dọc của các
          tác nhân tham gia trong CGT còn yếu kém; v) năng lực sản xuất của hộ sản
          xuất lúa còn hạn chế, đặc biệt trong việc áp dụng các quy trình sản xuất thực
          hành tốt, ứng dụng công nghệ tiên tiến và thực hiện các mô hình sản xuất
          thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), vi) quy mô sản xuất manh mún, làm
          hạn chế việc áp dụng công nghệ tiên tiến và liên kết với doanh nghiệp thu
          mua; vii) chưa phát triển được nhiều sản phẩm giá trị gia tăng từ lúa gạo;
          viii) biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành sản xuất lúa;
          và viii) hạ tầng giao thông và cơ sở vật chất phục vụ các khâu trong CGT lúa
          gạo còn hạn chế.

               8.2.3  Giải pháp gia tăng hiệu quả ngành hàng lúa gạo ở ĐBSCL

               * Hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật giúp giảm thiểu và thích ứng với rủi ro
          về điều kiện thời tiết, khí hậu trong canh tác lúa
               Nhiều phương pháp canh tác lúa tiên tiến đã được áp dụng theo hướng
          thân thiện với môi trường sinh thái, giảm chi phí đầu vào như giảm giống,
          phân bón, thuốc trừ sâu, nước tưới, do đó giúp gia tăng hiệu quả kinh tế trên
          đơn vị sản xuất. Ví dụ như kỹ thuật canh tác lúa cải tiến (System of rice
          intensification – SRI) là hệ thống tổng hợp tất cả các giải pháp kỹ thuật có tổ
          chức từ khâu giống, kỹ thuật làm đất, canh tác, bón phân, tưới nước và quản
          lý dịch hại được áp dụng đã giúp giảm giá thành sản xuất, tăng hiệu quả sử
          dụng nguồn tài nguyên đất, nước, giảm tác động bát lợi cho môi trường do đó
          tăng hiệu quả sản xuất lúa.



          162
   168   169   170   171   172   173   174   175   176   177   178