Page 174 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 174

* Tăng hiệu quả chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo

               Theo kết quả nghiên cứu gần đây của Lam và Anh (2020) và Eiligmann
          et al. (2021), để nâng cấp CGT lúa gạo ở ĐBSCL từ việc tận dụng những lợi
          thế và cơ hội có được của ngành hàng lúa gạo, cũng như từ việc khắc phục
          hoặc hạn chế những điểm nghẽn như đã trình bày ở trên, một số giải pháp
          mang tính chiến lược sau đây nên được thực thi:

               - Nâng cao chất lượng và thương hiệu gạo để gia tăng thị phần gạo của
          Việt Nam trên thương trường quốc tế, đặc biệt tập trung vào phân khúc thị
          trường có giá trị và chất lượng cao. Để thực thi giải pháp này, các Bộ và Sở
          ngành Trung ương và địa phương có liên quan (Công Thương, Nông nghiệp
          và Phát triển Nông thôn) hỗ trợ cho các công ty chế biến xuất khẩu (MPEC)
          tham gia các hội chợ thương mại quốc tế, ứng dụng kỹ thuật số để tổ chức các
          cuộc kết nối thị trường giữa các MPEC với những nhà nhập khẩu nước ngoài,
          nâng cao nhận thức và năng lực cho các MPEC quan tâm đến việc phát triển
          các thị trường có giá trị cao, nâng cao nhận thức của các hộ trồng lúa trong
          việc sử dụng giống lúa xác nhận trong việc gieo trồng;

               - Phát triển liên kết trong sản xuất và tiêu thụ giữa các tổ chức kinh tế
          hợp tác, bao gồm Tổ hợp tác (THT) và Hợp tác xã (HTX) với các MPEC và
          những nhà cung cấp đầu vào để giúp cho các MPEC có được nguồn nguyên
          liệu lúa đầu vào ổn định, góp phần bảo đảm sản lượng xuất khẩu cả về số
          lượng và chất lượng, và do vậy duy trì và mở rộng được thị phần trên thị
          trường thế giới. Đồng thời, giúp cho các THT và HTX cắt giảm được chi phí
          trung gian trong chuỗi giá trị lúa gạo. Để thực thi được giải pháp này, chính
          quyền địa phương các cấp phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
          thôn (NN&PTNT), Sở Công thương, Hội Nông dân, Liên hiệp HTX tăng
          cường các hoạt động nâng cao nhận thức của các MPEC và các THT và HTX
          về lợi ích của liên kết đối với các liên kết hiện có, tạo cơ hội liên kết cho các
          MPEC và THT và HTX thông qua việc tổ chức thường xuyên các hội thảo
          liên kết giữa họ;

               - Nâng cao năng lực sản xuất của nông dân trong việc áp dụng phương
          thức canh tác thực hành tốt (GAP) và thích ứng với BĐKH, đi đôi với ứng
          dụng công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng được yêu cầu của người mua về mặt
          chất lượng, đồng thời giảm thiểu được rủi ro do ảnh hưởng của BĐKH, và do
          vậy nâng cao được giá trị gia tăng của sản phẩm trong CGT lúa gạo. Để thực
          thi giải pháp này, Sở NN&PTNT các tỉnh ĐBSCL tăng cường các hoạt động
          tập huấn cho nông dân các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP. Đồng thời



                                                                                163
   169   170   171   172   173   174   175   176   177   178   179