Page 172 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 172

Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung
          ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030,
          tầm nhìn đến năm 2045, ban hành vào ngày 16 tháng 6 năm 2022, thể hiện
          quan điểm “Nông nghiệp là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế”; “Nguồn
          lực của đất nước phải tiếp tục ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp, nông dân,
          nông thôn. Bảo đảm phát triển hài hoà giữa nông thôn và thành thị, giữa
          các vùng, miền, địa phương; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp,
          dịch vụ với nông nghiệp, giữa phát triển nông thôn bền vững với quá trình
          đô thị hoá". Nông nghiệp vẫn sẽ là lĩnh vực phát triển trọng tâm của ĐBSCL
          và cả nước.

               8.2  NGHÀNH HÀNG LÚA GẠO

               8.2.1  Thực trạng sản xuất lúa gạo tại ĐBSCL
               Việt Nam là nước có diện tích sản xuất lúa gạo đứng thứ năm và xuất
          khẩu đứng thứ ba trên thế giới, chủ yếu tập trung ở ĐBSCL (FAOstat, 2015).
          Diện tích trồng lúa bình quân trên nông hộ của vùng ĐBSCL 1,29 ha, cao
          nhất nước. Tuy nhiên, quy mô sản xuất của nông hộ vẫn tương đối nhỏ, thu
          nhập của nông dân từ việc trồng lúa là thấp so với các ngành kinh tế khác.
          Ngành hàng sản xuất lúa gạo không chỉ quan trọng về khía cạnh an ninh lương
          thực, mà còn ảnh hưởng đến sự phát thải khí nhà kính, an sinh xã hội ở các
          vùng ngập lũ và kế hoạch quản lý và điều tiết nước cấp Quốc gia hoặc cấp
          vùng (Klauss et al., 2018). Sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan
          và xâm nhập mặn đang đe dọa tính ổn định của các vùng sản xuất lúa ba vụ ở
          ĐBSCL, đồng thời có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế và sự dịch chuyển
          dân cư của khoảng 1 triệu người trong vùng. Bên cạnh đó, đặc thù của sản
          xuất lúa gạo ở ĐBSCL có quy mô nhỏ lẻ, năng suất lao động thấp, sử dụng
          nhiều phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật đã dẫn đến giá thành sản xuất
          cao, sản phẩm kém sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Để tăng giá trị
          cho ngành hàng lúa gạo, bù đắp cho sản lượng sụt giảm và giá thị trường thấp,
          không ổn định, chính phủ Việt Nam đã xây dựng chiến lược thay đổi cơ cấu
          giống lúa cho vụ sản xuất Đông Xuân. Theo đó, các giống lúa Indica chất
          lượng thấp được thay bằng các giống lúa thơm, có giá trị cao hơn. Số liệu ghi
          nhận năm 2018 cho thấy hơn 30% diện tích lúa Đông Xuân ở ĐBSCL đã được
          canh tác các giống lúa thơm thay cho các giống có năng suất cao nhưng phẩm
          chất thấp như IR50404 (FAO, 2018). Song song đó, nhiều giải pháp kỹ thuật
          đã được áp dụng theo hướng giảm sử dụng hóa chất đầu vào và sản xuất theo
          hướng thân thiện với môi trường.



                                                                                161
   167   168   169   170   171   172   173   174   175   176   177