Page 176 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 176

Các bên tham gia trong chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo cũng có thể đóng
          góp cho sự phát triển ổn định và bền vững thị trường lúa gạo bằng cách xây
          dựng các chính sách có thể hỗ trợ cho nông dân trong điều kiện rủi ro, hỗ trợ
          tiếp cận các nguồn tín dụng và gói kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Điều này có thể
          giúp tăng sản lượng, tăng lợi nhuận và góp phần giảm nghèo. Hệ thống chứng
          nhận giúp xác nhận hệ thống sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng, giảm thiểu
          tác hại đến môi trường và cộng đồng, giúp tăng tính minh bạch và giá trị mặt
          hàng lúa gạo trên thị trường trong nước và quốc tế.

               * Tăng sức cạnh tranh của mặt hàng lúa gạo trên thị trường thế giới

               Nhu cầu tiêu thụ lúa gạo trên thị trường thế giới được dự đoán gia tăng
          để đáp ứng với tốc độ gia tăng dân số và an ninh lương thực, đồng thời liên
          quan đến các vấn đề về môi trường như việc sử dụng hiệu quả tài nguyên đất
          và nước. Cần có những chính sách để liên kết các bên tham gia chuỗi giá trị
          của mặt hàng lúa gạo, sự kiên kết giữa quyền lợi nông dân sản xuất lúa, sức
          khỏe và an toàn của cộng đồng, hiệu quả sử dụng đất đai và các nguồn tài
          nguyên có liên quan và an ninh lương thực. Chia sẻ kinh nghiệm và các mô
          hình sản xuất tiên tiến giữa các khu vực, vùng, miền và giữa các quốc gia sản
          xuất lúa gạo.

               8.3  NGÀNH HÀNG CÂY ĂN TRÁI
               8.3.1  Tình hình sản xuất một số cây ăn trái chủ lực ở ĐBSCL

               Theo Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, ĐBSCL được xem là vựa trái cây
          của cả nước. Theo số liệu thống kê của Cục Trồng trọt (2021), diện tích trồng
          cây ăn trái trên cả nước đến năm 2020 ước đạt 1.133.757 ha và diện tích trồng
          mới cũng tiếp tục gia tăng, khoảng 8,34%. Diện tích, năng suất và sản lượng
          của 10 loại cây ăn trái có diện tích lớn nhất trong cả nước trình bày trong
          Bảng 8.1. ĐBSCL hiện có có 377.689 ha cây ăn trái, đạt sản lượng từ 3-3,5
          triệu tấn trái mỗi năm (Thông tấn xã Việt Nam, 2022).

               Theo quy hoạch vùng cây ăn trái chủ lực trồng tập trung ở Nam Bộ đến
          năm 2020 đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt, trong đó, thanh long, xoài,
          chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, bưởi, nhãn, chuối, dứa, cam, mãng cầu và quýt
          là 12 loại cây ăn trái chủ lực trồng tập trung ở khu vực này (Bộ NN&PTNT,
          2013). Ở ĐBSCL, hiện nay đã hình thành những vùng chuyên canh, tập trung,
          sản xuất hàng hóa như vùng trồng chuối ở Long An, trồng xoài ở Đồng Tháp,
          An Giang, Tiền Giang; sầu riêng ở Tiền Giang, Vĩnh Long; bưởi ở Bến Tre,
          Vĩnh Long, Sóc Trăng, thanh long ở Long An, Tiền Giang; chôm chôm ở Bến



                                                                                165
   171   172   173   174   175   176   177   178   179   180   181