Page 181 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 181

trùng này rất nhanh, vòng đời ngắn chỉ từ 11-13 ngày và thường đẻ nhiều lứa
          liên tục nhưng hầu hết các loại thuốc trừ bọ trĩ đều không diệt được trứng bọ
          trĩ, mà chỉ diệt được ấu trùng và thành trùng (Cúc, 2015).

               Đối với ruồi đục trái gây hại rất nhiều loại cây ăn trái như xoài, nhãn,
          chôm chôm, thanh long,... Ruồi đục trái cũng là đối tượng kiểm dịch quốc tế
          rất quan trọng. Giải pháp quan trọng và hiệu quả nhất là dùng pheromon dẫn
          dụ trên diện rộng, không neo trái hay phòng ngừa sớm bằng một số loại thuốc
          đặc trị. Trên cây sầu riêng, gần đây xuất hiện rầy xanh gây hại đọt non khá
          nghiêm trọng trên hầu hết vùng trồng sầu riêng ở ĐBSCL, miền Đông Nam
          Bộ và Tây nguyên. Hiện nay có ít nghiên cứu về loại dịch hại này.

               Tóm lại, sâu hại trên cây ăn trái chủ yếu ở ĐBSCL vẫn là những loại
          dịch hại khá phổ biến như bọ trĩ, nhện, sâu đục trái. Tuy nhiên, biện pháp
          phòng trừ của nhà vườn đôi khi không hiệu quả vì chủ yếu dựa vào thuốc hóa
          học, phun định kỳ, rất tốn kém nhưng dễ dẫn đến tính kháng thuốc và hiệu
          quả không cao, cần nghiên cứu và xây dựng nhiều mô hình quản lý tổng hợp
          giúp nhà vườn quản lý sâu hại hiệu quả hơn.

               Bệnh hại cây ăn trái chủ yếu
               Trên cây xoài, bệnh thán thư vẫn là bệnh hại quan trọng trong việc sản
          xuất xoài vụ nghịch (mùa mưa). Hiện nay, nhờ áp dụng kỹ thuật bao trái nên
          bệnh hại chủ yếu ở giai đoạn ra đọt non, ra hoa và trái non. Một số kỹ thuật
          canh tác quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh là trồng với khoảng
          cách thích hợp, tỉa cành thông thoáng, không để cây giao tán và bón phân cân
          đối, không bón thừa phân N nhưng thiếu K.
               Trên cây cam quýt, bệnh quan trọng nhất là bệnh vàng lá Greening, tiếp
          theo là bệnh vàng lá thối rễ. Bệnh vàng lá Greening lây lan qua hai con đường
          là cây giống và rầy chổng cánh. Hiện nay, nhà vườn ít sử dụng cây sạch bệnh
          vì nguồn cung hạn chế, chủ yếu do Viện Cây ăn quả miền nam và Trung tâm
          giống ở các tỉnh, giao nhận không thuận tiện và giá thành cao. Đối với nhà
          vườn trồng ‘cam rau, cam rầy’ không sử dụng cây sạch bệnh để giảm chi phí.
          Đối với bệnh vàng lá thối rễ, tác nhân gây hại là nấm Fusarium solani, kết
          hợp với Phytophthora spp., tuyến trùng và cây bị ‘stress’ nên phải áp dụng
          biện pháp quản lý đồng bộ mới có hiệu quả. Bệnh phát triển mạnh trong điều
          kiện ẩm độ cao, đất thoát nước kém. Để phòng ngừa bệnh nầy ngoài áp dụng
          thuốc đặc trị khi bệnh nặng, chủ yếu là bón phân hữu cơ cho đất tơi xốp, giúp
          đất thấm rút nước tốt, đồng thời kết hợp với nấm Trichoderma spp. để phòng
          trị nấm Fusarium sp. và tuyến trùng. Ngoài ra, cần phải bón phân cân đối,


          170
   176   177   178   179   180   181   182   183   184   185   186