Page 178 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 178

độ trong tán cây cao, tạo điều kiện cho một số bệnh gây hại quan trọng như
          thán thư trên xoài, thanh long, thối trái trên sầu riêng, nhãn, chôm. Trồng dày
          còn ảnh hưởng đến sự phát triển tán cây như trên cây sầu riêng.

               Đặc biệt đối với cây cam sành ở ĐBSCL, kỹ thuật trồng dày đã nâng
          tầm từ ‘cam rẫy’ lên thành ‘cam rau’ trong những năm gần đây. Trồng cam
          theo kiểu “cam rẫy” nông dân trồng trên mô rất nhỏ, nhà vườn gọi là “mô
          thúng”, liếp nhỏ, thấp, trồng rất dày với khoảng cách từ 1,5-2,5 x 1,5-2,5 m.
          Nhà vườn sử dụng cây không sạch bệnh, trồng dày để có thể thu hoạch với
          sản lượng cao ngay những năm đầu cây cho trái. Kiểu canh tác “cam rẫy” sau
          nầy được nông dân ở huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) phát triển thành kiểu “cam
          rau”. Khác với “cam rẫy”, “cam rau” trồng trên mô cao 40-50 cm trên đất
          ruộng, khoảng cách rất dày, từ 1,0-1,5 x 1,0-1,5 m. Mô hình này cũng thu
          hoạch trong thời gian ngắn, 6-7 năm như “cam rẫy” nhưng sau đó đốn bỏ
          cam, ban mô xuống để trồng lúa, như là một kiểu luân canh lúa-cam. Tuy
          nhiên, nhiều ý kiến cho rằng khả năng thành công khi trồng lúa trở lại rất thấp
          vì đất đã mất tầng đế cày, không còn khả năng giữ nước. Hiện nay, chưa có
          đánh giá hay khuyến cáo gì về tính bền vững, hiệu quả kinh tế trước mắt cũng
          như lâu dài của các mô hình trồng dày theo kiểu “cam rẫy” và “cam rau”.

               b) Quản lý dinh dưỡng
               Quản lý dinh dưỡng cây ăn trái bao gồm bón phân cân đối các chất đa, vi
          lượng và chất hữu cơ để đảm bảo năng suất và chất lượng cây trồng, giúp cây
          chống chịu với sâu bệnh, điều kiện bất lợi của môi trường, đồng thời cải tạo và
          duy trì độ màu mỡ và tính bền vũng của đất. Quy trình quản lý dinh dưỡng cây
          ăn trái trước đây chủ yếu là việc bón phân vô cơ cho cây nhưng hiện nay quy
          trình chăm sóc để đạt năng suất và chất lượng bao gồm cả phân vô cơ, hữu cơ
          và cả phân bón qua lá để bổ sung các chất vi lượng và các chất kích thích.
               Việc bón phân hóa học cho cây ăn trái là một kỹ thuật thâm canh rất
          được nhà vườn trồng cây ăn trái quan tâm. Hầu hết các nhà vườn trồng chuyên
          canh đều bón phân theo các giai đoạn sinh trưởng của cây. Nhà vườn thường
          bón vào các giai đoạn sau thu hoạch, ra hoa và các giai đoạn phát triển trái.
          Kỹ thuật bón nhiều lần/vụ theo từng giai đoạn phát triển giúp đáp ứng được
          cho nhu cầu phát triển của cây và trái. Kỹ thuật này hiệu quả hơn so với kỹ
          thuật chỉ bón 2-3 lần/năm theo điều kiện tự nhiên. Vấn đề quan trọng trong
          việc bón phân cho cây ăn trái là lượng phân bón hóa học thường rất lớn so
          với lượng khuyến cáo và tỷ lệ không cân đối giữa N:P:K. Nhà vườn thường
          bón N và P cao nhưng lượng K thấp để cho trái có kích thước lớn, bóng, đẹp



                                                                                167
   173   174   175   176   177   178   179   180   181   182   183