Page 177 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 177

Tre, Tiền Giang; cam quýt ở Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh; khóm ở Hậu
          Giang, Kiên Giang, Tiền Giang,... Các sản phẩm đặc trưng đã được người tiêu
          dùng trong và ngoài nước biết đến như bưởi da xanh, bưởi Năm Roi; xoài cát
          chu, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, chuối (Fohla),… nên các địa phương ở
          ĐBSCL đã tạo nên thương hiệu trái cây đặc sản của mình.

               Bảng 8.1. Diện tích năng suất và sản lượng một số loại cây ăn trái trên cả nước
                                Diện tích    Diện tích trồng mới  Năng suất   Sản lượng
           TT     Loại cây
                                  (ha)            (ha)         (tấn/ha)    (tấn)
            1   Chuối              151.880            14.011        16,6   2.247.482
            2   Xoài               111.855            11.162        10,5    893.224
            3   Bưởi               105.803            12.693        12,5    903.198
            4   Cam                 98.389             7.966        14,3   1.070.647
            5   Nhãn                83.024             6.266         8,8    589.242
            6   Sầu riêng           70.012            15.653        15,0    559.019
            7   Thanh long          65.533             4.671        23,7   1.363.789
            8   Mít                 59.479            16.950        15,8    547.502
            9   Vải                 54.551             1.340         6,0    311.223
           10  Dứa                  47.407             6.107        18,0   8.470.661
              Tổng ĐBSCL           377.689            94.562           -  18.117.629
              Tổng cả nước        1.133.757                -           -
               (Nguồn: Cục Trồng Trọt, 2021)

               Trong những năm gần đây, năng suất, chất lượng các loại trái cây không
          ngừng tăng lên nhờ việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tăng cường đầu tư thâm
          canh, tuyển lựa sử dụng giống mới. Việc sản xuất cây ăn trái theo quy trình
          thực hành nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices-GAP) được đặc biệt
          quan tâm, nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Nhiều mô hình sản xuất theo tiêu
          chuẩn VietGAP, GlobalGAP đã được thực hiện và chứng nhận trên chôm
          chôm, bưởi da xanh (Bến Tre), bưởi Năm Roi (Vĩnh Long), vú sữa Vĩnh Kim
          (Tiền Giang), xoài cát Hòa Lộc (Đồng Tháp),... là giấy thông hành góp phần
          xuất khẩu trái cây ở ĐBSCL.

               8.3.2  Một số kỹ thuật sản xuất cây ăn trái chủ yếu ở ĐBSCL
               a) Trồng và chăm sóc

               Một trong những kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển, năng
          suất và chất lượng cây ăn trái nói chung là khoảng cách (mật độ) trồng. Do
          diện tích đất nông hộ nhỏ nên hầu hết nhà vườn trồng cây ăn trái ở ĐBSCL
          đều trồng dày đến rất dày để có thể thu hoạch năng cao ở những năm mới bắt
          đầu cho trái để mau thu hồi vốn. Trồng dày làm cho cây che rợp lẫn nhau, ẩm


          166
   172   173   174   175   176   177   178   179   180   181   182