Page 183 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 183

chôm và vú sữa vào một số thị trường chính như: Úc, Nhật Bản, Trung Quốc,
          Mỹ và New Zealand.

               b) Kênh phân phối sản phẩm CAT (nội địa và xuất khẩu)
               Đối  với  CGT  các  sản  phẩm  CAT  chính  ở  ĐBSCL,  có  hai  kênh  thị
          trường chính: kênh nội địa và kênh xuất khẩu. Đối với kênh nội địa, kênh
          phân phối thường là kênh truyền thống (qua hầu hết các khâu chính trong một
          CGT, từ khâu sản xuất, thu gom, thương mại [buôn sỉ và buôn lẻ] đến khâu
          tiêu dùng). Trong kênh phân phối nội địa, các tác nhân trong khâu thương mại
          (chủ vựa/đại lý ở địa phương và các nhà buôn sỉ tại các chợ đầu mối ở thành
          phố Hồ Chí Minh) là chủ thể dẫn dắt thị trường. Sản phẩm được tiêu thụ qua
          kênh này không hoặc ít đòi hỏi phải có những chứng nhận theo các tiêu chuẩn
          sạch/an toàn. Phương thức mua bán không dựa vào hợp đồng kinh tế, thay
          vào đó chỉ dựa vào mối quan hệ mua bán lâu năm giữa các tác nhân. Nói
          chung, không có sự liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi.
          Giống vậy, cũng không có mối liên kết ngang giữa các chủ thể trong cùng
          một khâu trong CGT. Giá trị gia tang (GTGT) và lợi nhuận (GTGT thuần)
          tính trên một đơn vị sản phẩm được tạo ra chủ yếu trong khâu sản xuất. Tuy
          nhiên, nếu tính trên tổng lợi nhuận và GTGT thì các tác nhân trong khâu sản
          xuất thường là thấp hơn nhiều so với các tác nhân ở phía trước (trong khâu
          thu gom, chế biến và thương mại). Tùy theo từng loại CAT và từng kênh phân
          phối khác nhau, tỷ lệ lợi nhuận tính trên một đơn vị sản phẩm được phân phối
          cho các tác nhân trong khâu sản xuất của những kênh phân phối chính chiếm
          từ 30-60% (Hâu và ctv., 2021b; Son và ctv., 2020)

               Đối với kênh xuất khẩu, kênh phân phối chính là kênh sản phẩm đi từ
          nhà sản xuất dưới hình thức tổ hợp tác (THT) hoặc hợp tác xã (HTX) đến các
          doanh nghiệp xuất khẩu (DNXK) trong trường hợp xuất trái cây dưới dạng
          tươi, hoặc đến các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu (DNCBXK) trong trường
          hợp xuất khẩu sản phẩm GTGT. Ngoài ra, cũng có một số loại CAT trong
          kênh xuất khẩu đi từ các nhà vườn qua các chủ vựa/đại lý lớn để xuất khẩu
          cho thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Trong kênh xuất khẩu,
          DNXK và DNCBXK là những tác nhân dẫn dắt thị trường. Tuy nhiên, khác
          với trong kênh nội địa, sản phẩm được tiêu thụ qua kênh này thường được đòi
          hỏi phải có chứng nhận theo một tiêu chuẩn chất lượng nào đó tùy vào yêu
          cầu của phía người mua (VietGAP, GlobalGAP, chứng nhận hữu cơ,…). Các
          tác nhân tham gia trong chuỗi thực hiện việc mua bán dựa vào các hợp đồng
          nguyên tắc hoặc hợp đồng kinh tế trước khi diễn ra quá trình thu mua. GTGT
          tính trên một đơn vị sản phẩm được tạo ra chủ yếu trong khâu thương mại, và

          172
   178   179   180   181   182   183   184   185   186   187   188