Page 188 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 188
đã hình thành những kênh phân phối quá dài, trong khi đó sản phẩm rau màu
lại thường có thời gian bảo quản ngắn (Nghiem & Son, 2018; Son và ctv.,
2018; An, 2021; Công ty TNHH tư vấn Hiệp Chí, 2021), cuối cùng làm giảm
GTGT của sản phẩm; ii) Sản phẩm GTGT từ rau màu có quá khiêm tốn, mặc
dù có rất nhiều chính sách hỗ trợ khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng công
nghệ để phát triển sản phẩm từ Bộ và Sở Khoa học & Công nghệ, từ các Viện,
Trường (Son và ctv., 2018; Công ty TNHH tư vấn Hiệp chí, 2021). Nguyên
nhân dẫn đến sự yếu kém này xuất phát từ tư duy kinh tế và năng lực kinh
doanh của các tác nhân, dẫn đến tính thiếu năng động và nhạy bén trong kinh
doanh. Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này là do các địa phương
chưa có được chiến lược đầu tư trọng điểm, cũng như chưa có được chính
sách kêu gọi đầu tư hấp dẫn để kêu gọi và khuyến khích các doanh nghiệp
đầu tư vào việc phát triển sản phẩm GTGT từ rau màu; iii) Chi phí đầu vào
trong khâu sản xuất cao và chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu
tiêu dùng theo hướng sạch/an toàn của người tiêu dùng (Nghiem & Son, 2018;
Son và ctv., 2018; An, 2021; Công ty TNHH tư vấn Hiệp chí, 2021). Nguyên
nhân dẫn đến tình trạng này là do các hộ sản xuất chưa sẵn lòng áp dụng các
quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn thực hành tốt trong nông nghiệp (GAP)
như khuyến cáo của các đơn vị/tổ chức chuyên môn, sử dụng thâm dụng phân
bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật; và iv) Thiếu hệ thống cung cấp thông tin
thị trường và hệ thống cơ sở hạ tầng trong khâu bảo quản, sơ chế và thương
mại (Lộc và ctv., 2014). Theo chúng tôi, nguyên nhân sâu xa của vấn đề này
là các địa phương trong vùng chưa xây dựng được mô hình liên kết vùng giữa
các vùng trồng ở ĐBSCL, do mỗi khi có được mô hình liên kết này tất yếu sẽ
thúc đẩy cho các địa phương hợp tác lại để xây dựng một hệ thống cung cấp
thông tin thị trường hiệu quả, một hệ thống logistics hiệu quả, cũng như một
hệ thống tiêu thụ sản phẩm hiệu quả.
Để tháo gỡ những điểm nghẽn này nhằm nâng cấp CGT ngành hàng rau
màu ở ĐBSCL, chúng tôi có một số đề xuất hàm ý chính sách sau: i) Bộ Tài
chính và Sở Tài chính ở các địa phương sớm ban hành các thông tư hướng
dẫn để khai thông Nghị định số 98/2018/NĐ-CP, ngày 05/7/2018 của Thủ
tướng Chính phủ; ii) Mỗi địa phương ở ĐBSCL nên xây dựng chiến lược phát
triển sản phẩm GTGT từ các loại rau màu đã được xác định là ngành hàng
chủ lực/quan trọng của tỉnh, thành; iii) Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn phối hợp với Bộ Công thương và Bộ Khoa học & Công nghệ ban hành
các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn đối với các tổ chức kinh tế hợp tác (THT
và HTX sản xuất nông nghiệp) ứng dụng các quy trình sản xuất theo GAP
177