Page 191 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 191
* Về kỹ thuật quản lý dịch hại
Côn trùng gây hại chủ yếu trên cây rau màu ở ĐBSCL là bọ trĩ (Thrips
palmi). Chúng xuất hiện quanh năm và khắp mọi nơi, đặc biệt thiệt hại nghiêm
trọng trong các tháng mùa khô sau, do kích thước rất nhỏ, nên thường chỉ phát
hiện triệu chứng bệnh khảm khoảng 10-15 ngày sau khi chúng đã chích hút
cây và kháng thuốc rất nhanh nên là trở ngại lớn nhất trong việc phòng trị,
ngưỡng gây hại kinh tế là 4,4 con/lá dưa leo, dưa hấu, 0,1 con/10 hoa ớt
(Kawai, 1990). Việc ươm cây con cà, ớt trong nhà lưới có thể bảo vệ được
một tháng trong vườn ươm, đậy màng phủ xám bạc có hiệu quả giảm mật độ
bọ trĩ so với phủ rơm trên cây dưa hấu và dưa leo trong thời gian 2 tuần sau
khi trồng (Ba, 2005). Kế đến là ruồi đục trái (Bactrocera cucurbitae), chúng
gây hại nhóm dưa bầu bí nặng nề hơn nhóm cà ớt, do diện tích canh tác nhỏ,
manh mún nên giải pháp dùng bẫy pheromon dẫn dụ không đạt hiệu quả cao,
còn bao trái thì tăng chi phí, nông dân chủ yếu phun thuốc trừ sâu xông hơi
để xua đuổi ruồi. Việc làm này đã vô tình xua đuổi côn trùng thụ phấn (vì bầu
bí dưa có hoa đơn tính) nên đậu trái kém, giảm năng suất, ngoài ra việc không
thu gom và tiêu hủy trái bị ruồi đục nên mật số gia tăng nhanh. Mặt khác, các
loại rau thu hoạch trái liên tục gần như mỗi ngày như như dưa leo, khổ qua,
bầu, mướp hay thu cách 2-3 ngày như cà chua ớt, việc phun thuốc bảo vệ thực
vật còn làm lưu tồn trong sản phẩm, không đạt tiêu chuẩn an toàn cho người
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Bệnh hại cây rau màu chủ yếu: Quan trọng nhất là héo rũ, héo xanh
(nấm Fusarium oxysporum và vi khuẩn Ralstonia solanacearum) gây hại
nặng trên các loại dưa bầu bí, cà chua, ớt, mè. Mầm bệnh chủ yếu lưu tồn
trong đất, bệnh phát triển mạnh trong điều kiện đất thoát nước kém. Giải pháp
hiệu quả nhất là trồng rau ghép gốc. Trồng cà chua ghép gốc cà tím ở Hậu
Giang và Bạc Liêu bị thiệt hại do bệnh héo xanh 3,7% trong khi không ghép
53% (Ba và ctv., 2016). Tuy nhiên, kỹ thuật này chưa được nhiều nông dân
biết đến và chi phí cây giống ghép cao. Bệnh trên thán thư (nấm
Colletothichum sp.) trên trái ớt gây hại rất nặng trong mùa mưa, thiệt hại lên
hơn 50% ở các lần thu hoạch gần cuối, những năm gần đây thiệt hại khá nhiều
ngay trong mùa nắng, ở các ruộng áp dụng biện pháp tưới phun tự động. Nông
dân chủ yếu phun thuốc hóa học khi xuất hiện bệnh. Cần giải pháp tổng hợp
phòng trừ bệnh thán thư, bao gồm chọn giống, sử dụng màng phủ, tăng cường
phân K và Ca giúp vách tế bào cứng chắc, thu gom và tiêu hủy trái bệnh ra
khỏi ruộng.
180