Page 190 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 190

giảm cỏ vì ngăn cản ánh sáng chiếu vào mặt liếp và giảm tác hại của ảnh
          hưởng của biến đổi khí hậu vì có thể điều hòa ẩm độ đất (mưa to, nắng gắt
          bất thường). Tuy nhiên, rất nhiều nông dân sử dụng màng phủ không thành
          công vì không nắm được kỹ thuật tưới nước, bón phân; mặt khác do khả năng
          tài chính hạn chế, mua nợ màng phủ ở các đại lý vật tư gần nơi sản xuất và
          trả tiền vào sau khi thu hoạch, nên thường chọn màng phủ giá rẽ vì tráng bạc
          ít (hiệu quả giảm côn trùng kém, cây sinh trưởng không tốt do tăng nhiệt độ,
          mà cỏ mọc tốt) và mỏng (độ bền ngắn, màng phủ đã rách nát khi chưa kết
          thúc mùa vụ).

               * Về kỹ thuật quản lý phân bón

               Rau màu là cây trồng cạn, có sinh trưởng rất ngắn, bình quân 2-3 tháng,
          nhưng cho năng suất rất cao (trung bình 15-25 tấn/ha), riêng các loại rau cải
          ăn lá (xà lách, cải xanh, cải ngọt, tần ô, rau dền, rau muống) chỉ khoảng 1
          tháng. Do vậy, nhu cầu phân bón cho rau màu cao hơn các loại cây trồng
          khác, tuy nhiên hầu hết nông dân sử dụng phân bón không cân đối giữa N, P,
          K, thường sử dụng nhiều phân Urea và chất kích thích sinh trưởng mà ít sử
          dụng phân hữu cơ, đặc biệt là phân hữu cơ tự sản xuất nên năng suất, chất
          lượng chưa cao (hương vị kém và thời gian bảo quản không lâu) và không an
          toàn cho sức khỏe người tiêu dùng vì khả năng tích lũy nitrat cao. Trên dưa
          hấu, bón N càng tăng từ 100 đến 150 và 200 kg/ha kết quả càng giảm về năng
          suất, thời gian bảo quản và lợi nhuận; chỉ cần bón 100 kg N/ha kết hợp màng
          phủ nông nghiệp đạt hiệu quả cao cao nhất (Trần Thị Ba, 2005). Tuy nhiên,
          phần lớn nông dân sử dụng phân đạm nhiều hơn để cho trái to, gần ngày thu
          hoạch nên thường tích tích lũy nitrate cao hơn quy định (60 mg/kg phần ăn
          được của trái), sản phẩm không an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Trên
          cây ớt, nhu cầu N:P2O5:K2O:MgO:CaO là 2,5:1:3:0,3:0,4 nhưng nông dân sử
          dụng K và Ca chỉ khoảng ½ mà còn sử dụng nhiều chất kích thích sih trưởng
          đã góp phần làm tăng thiệt hại do bệnh thán thư (nấm Colletotrichum sp.)
          không những gây hại ngoài đồng mà còn trong kho vựa nên năng suất trái
          thương phẩm thấp và khó xuất khẩu. Ngoài ra, nông dân thường rãi phân trên
          mặt liếp, không đậy màng phủ hoặc sử dụng màng phủ tiết kiệm và áp dụng
          biện pháp tưới phun trên mặt liếp dẫn đến lượng phân thất thoát rất lớn, nếu
          trong mùa mưa thì tổn thất còn nhiều hơn; đồng thời tạo điều kiện cho cỏ dại
          phát triển nhanh và là nơi ẩn náo của nhiều loại côn trùng, đặc biệt bọ trĩ. Việc
          quản lý phân bón không đúng không chỉ làm tăng chi phí phân bón mà còn
          tăng chi phí thuốc bảo vệ thực vật và làm cỏ.



                                                                                179
   185   186   187   188   189   190   191   192   193   194   195