Page 192 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 192

b) Về chế biến sản phẩm

               Năng lực chế biến rau củ trong nước còn hạn chế, chủ yếu tiêu thụ rau
          tươi, nhiều loại rau cải ăn lá rất dễ hư hỏng, khó bảo quản và vận chuyển đến
          nới tiêu thụ và các nhà máy chế biến nên tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch rất lớn,
          bình quân 20-30%. Đáng chú ý là tính thời vụ cao, sản lượng dư thừa trong
          vụ Đông Xuân, cần thu hoạch tập trung trong thời gian ngắn, nguồn rau sản
          xuất tại nhiều địa phương còn nhỏ lẻ, phân tán, chất lượng không đồng nhất,
          giá thành cao và chưa đảm bảo tốt vấn đề an toàn thực phẩm. Phát triển theo
          hướng chế biến, có thể kiểm soát được giá thành, nâng giá trị hàng hoá cao
          hơn so với giá rau tươi, tăng thời gian bảo quản, giúp thoát được tình trạng
          cung vượt cầu, có thể tiêu thụ thị trường xa.
               c) Về chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm

               Yêu cầu người tiêu dùng trong và ngoài nước ngày càng cao, sản phẩm
          xuất khẩu đòi hỏi truy xuất nguồn gốc, thị trường Trung Quốc dễ tính cũng
          gia tăng biện pháp kiểm dịch thực vật. ĐBSCL thuận lợi canh tác quanh năm
          các loại rau màu nhiệt đới, nông dân chủ yếu sản xuất cá thể, manh mún nên
          rất khó quản lý dịch hại, khó áp dụng kỹ thuật canh tác mới đồng bộ. Mặt
          khác, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình dịch hại cây trồng diễn biến
          phức tạp hơn, nông dân có xu hướng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và chất
          kích thích sinh trưởng nhiều hơn, chưa tuân thủ quy trình sản xuất an toàn
          theo  hướng  thực  hành  nông  nghiệp  tốt  (VietGAP)  hay  theo  tiêu  chuẩn
          VietGAP  nên  sản  phẩm  khó  đáp  ứng  “an  toàn”,  kể  cả  sản  phẩm  tươi  và
          nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu.

               d) Về tiêu thụ sản phẩm
               Yếu tố làm hạn chế hiệu quả sản xuất lớn nhất là thị trường tiêu thụ sản
          phẩm tươi, chủ yếu trên cây rau. Sản lượng rau ĐBSCL hầu như tập trung
          vào vụ Đông Xuân (tết Nguyên Đán đến 1-2 tháng sau đó) vì điều kiện tự
          nhiên thuận lợi nhất trong năm, thường xuyên xảy ra tình trạng “được mùa,
          mất giá” hoặc “giải cứu nông sản”. Còn cây màu như mè, đậu nành, bắp trồng
          nhiều ở Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ nhưng không tập trung vụ Đông
          Xuân và sản phẩm thu hoạch dạng khô nên ít ảnh hưởng, ngoại trừ khoai lang
          tiêu thụ tươi tập trung ở tỉnh Vĩnh Long và Kiên Giang.
               e) Về quy mô sản xuất

               Hầu hết sản xuất rau màu cá thể, quy mô nhỏ làm hạn chế việc ứng dụng
          kỹ thuật mới trong sản xuất và sau thu hoạch, cơ giới hóa, thu mua và vận


                                                                                181
   187   188   189   190   191   192   193   194   195   196   197