Page 197 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 197

Chương 9

          NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

                                                                    2
                                                                                  2
                                                   1*
                                     Trần Ngọc Hải , Nguyễn Phú Son , Châu Tài Tảo ,
                                                         1
                                         1
                          Huỳnh Văn Hiền , Phạm Minh Đức  và Nguyễn Thanh Phương  1*
                                              1 Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ
                                             2 Trường Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ
                                                        *
                                                       ( Email: ntphuong@ctu.edu.vn)

               N
                       uôi trồng thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Sản
                       lượng nuôi trồng thủy sản cả nước hiện đứng hàng thứ tư thế
                       giới. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem
          là vựa thủy sản của cả nước, với tổng diện tích và sản lượng chiếm trên 70%.
          Hai nhóm đối tượng thủy sản nuôi chủ lực của ĐBSCL là cá tra và tôm nước
          lợ (tôm sú và tôm thẻ chân trắng) với sản lượng chiếm lần lượt là 100% và
          70% của cả nước. Nghề nuôi thủy sản ở ĐBSCL đã và đang phát triển nhanh
          chóng và đa đạng cả về quy mô, đối tượng nuôi, công nghệ và quản lý. Nhiều
          đơn vị đào tạo, nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ, doanh nghiệp
          sản xuất kinh doanh và cơ quan quản lý đang giữ vai trò nòng cốt cho phát
          triển thủy sản vùng. Trong bối cảnh mới, để phát triến bền vững ĐBSCL thích
          ứng với biến đổi khí hậu, Nghị quyết 120/NQ–CP của Chính phủ đã xác định
          nuôi trồng thủy sản là ngành ưu tiên số một trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
          trước cây ăn trái và lúa. Nhiều chủ trương, định hướng, giải pháp, quy hoạch
          đã được xây dựng và triển khai nhằm góp phần phát triển nhanh, hiện đại và
          bền vững ngành nuôi trồng thủy sản. Trong đó, định hướng quan trọng là
          (i) Phát triển hiện đại và bền vững nuôi trồng thủy sản nội địa, đáp ứng chuẩn
          quốc tế, đóng góp lớn vào kinh tế xã hội của vùng và cả nước; và (ii) Phát
          huy tiềm năng lợi thế, đẩy nhanh phát triển nuôi biển, góp phần phát triển
          kinh tế biển trong vùng và cả nước. Đẩy mạnh hợp tác Trường Viện – Doanh
          nghiệp – Cơ quan quản lý – Tổ chức trong nước và quốc tế là cơ chế quan
          trọng cho hợp tác và phát triển.

               9.1  GIỚI THIỆU

               Việt Nam là quốc gia có nghề thủy sản phát triển với sản lượng thủy
          sản đang xếp thứ 4 trên thế giới (sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia) (FAO,
          2022).  Nuôi trồng thủy sản ngày càng có vai trò quan trọng đối với ngành
          thủy sản Việt Nam, đặc biệt là các đối tượng quan trọng như tôm nước lợ



          186
   192   193   194   195   196   197   198   199   200   201   202