Page 200 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 200
đó nghiên cứu một số loài như cá tra, cá mè trắng, cá mè hoa, cá trắm cỏ, cá
chép, Artemia, tôm càng xanh,… Trong những năm 1976-1985, Trường góp
phần cùng các cơ quan khác tạo tiền đề cho sự phát triển nghề nuôi trồng thủy
sản trong vùng.
Ở ĐBSCL có các nhóm loài nuôi có tính bước ngoặc trong phát triển
nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL là cá basa, tôm nước lợ và cá tra. Tôm nước lợ
bắt đầu được nghiên cứu về sản xuất giống ở ĐBSCL từ năm 1988 nhưng
nuôi tôm nước lợ phát triển sớm hơn, nuôi quảng canh bắt đầu từ những năm
1970, sau đó chuyển sang nuôi quảng canh cải tiến (những năm 1980), bán
thâm canh và thâm canh (1995) và gần đây xuất hiện nuôi siêu thâm canh tôm
thẻ chân trắng (Hai et al., 2015). Cá tra mặc dù được nuôi ở quy mô gia đình
từ rất sớm (1940) và nghề nuôi thâm canh bắt đầu những năm 1981-1982
nhưng nghề sản xuất giống nhân tạo bắt đầu phát triển nhanh từ năm 2000, từ
đó nuôi thâm canh cá tra phát triển nhanh vượt bậc (Phương và ctv., 2016).
Bên cạnh, cũng cần nhắc đến nghề nuôi cá basa trong bè trên sông, đặc biệt
làng cá bè Châu Đốc như là dấu ấn của nghề nuôi cá da trơn thâm canh và bắt
đầu cho việc xuất khẩu cá da trơn Việt Nam ra thế giới từ những năm 2000
(Công ty AGIFISH, 2000).
9.3 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở
ĐBSCL
9.3.1 Diện tích nuôi
Diện tích nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL năm 1995 là 289.400 ha, đã
tăng nhanh và đạt 811.600 ha vào năm 2021. Tỷ trọng diện tích nuôi trồng
thủy sản của ĐBSCL giai đoạn 2015-2020 chiếm khoảng 71,9% tổng diện
tích của cả nước và cao hơn rất nhiều vùng miền khác (Hình 9.2) (Tổng cục
Thống kê, 2022). Diện tích nuôi tôm nước lợ chiếm tỷ trọng lớn nhất là
742.500 ha (629.100 ha nuôi tôm sú và 113.400 ha nuôi tôm thẻ chân trắng),
khoảng 90% ở ĐBSCL vào năm 2020 (Tổng cục Thủy sản, 2021). Trong khi
đó, nghề nuôi cá tra có sản lượng rất lớn, đạt 1.484.000 tấn với chỉ khoảng
5.700 ha nuôi vào năm 2021, đặc biệt là diện tích nuôi không biến động lớn
(5.434 ha năm 2010 và cao nhất 6.600 ha năm 2020) (Tổng cục Thống kê,
2022; Thủy sản Việt Nam, 2022).
Nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL có thể mở rộng và phát triển cao hơn nữa
trong tương lai vì ngành thủy sản được xếp thứ nhất trong thứ tự ưu tiên phát
triển cây, con (thủy sản – cây ăn trái – lúa) trong bối cảnh phát triển bền vững
ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (Nghị quyết 120/NQ-CP, 2017). Tuy
189