Page 205 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 205

10000                                                            60
                                                                  8771   8847
             9000
                                                                8349   8514   50
                                                                       8389
                                                          7825
             8000                                       6693   6569          40
            Giá trị xuất khẩu (tiệu US$)  6000  3763   4255   6112           30  Tăng trưởng (%)
                                                              7036
             7000
                                                                             20
             5000
             4000
                                                                             10
             3000
             2000              1816   2200   2733                            0
             1000  621   782   974                                           -10

                0                                                            -20
                    1995  1996  1997  1998  1999  2000  2001  2002  2003  2004  2005  2006  2007  2008  2009  2010  2011  2012  2013  2014  2015  2016  2017  2018  2019  2020  2021

                Hình 9.3. Giá trị xuất khẩu của ngành thủy sản giai đoạn 1995-2021
                               (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2022)

               9.4  CÁC NGÀNH HÀNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CHÍNH

               9.4.1 Ngành hàng cá tra

               a) Hình thành và phát triển nuôi cá tra
               ĐBSCL hiện có 2 loài cá da trơn có giá trị kinh tế cao và đã được nuôi
          quy mô thương mại là cá basa được nuôi chủ yếu trong bè giai đoạn trước
          năm 2000 và cá tra được nuôi trong bè, đăng quầng và ao (Thường và ctv.,
          2016). Cá tra hiện nay là loài cá nuôi quan trọng nhất của Việt Nam, đặc biệt
          là ở ĐBSCL.

               Sự phát triển của nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL có cột mốc đầu tiên là từ
          nghề vớt giống và nuôi cá trên sông Cửu Long, nhất là vùng thượng nguồn
          thuộc hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp từ những năm 1940 và trải qua nhiều
          giai đoạn phát triển khác nhau. Tuy nhiên, sau năm 1995, sản lượng cá giống
          vớt tự nhiên có xu hướng giảm cùng với nhận thức về ảnh hưởng của nghề
          vớt cá tra bột/giống, nên nghề vớt cá tra bột dần giảm và bị dừng từ năm 2000.
          Đó cũng là lúc sản xuất giống cá tra nhân tạo đã thành công cung cấp cho
          nghề nuôi (Phương và ctv., 2016). Nghiên cứu về sản xuất giống nhân tạo cá
          tra được khởi đầu từ năm 1978 (Xuan, 1994) và sau đó nhiều trường, viện và
          cả doanh nghiệp cùng tham gia. Giai đoạn 1995–1998 có thể nói là mốc quan
          trọng trong thành công sản xuất giống nhân tạo cá tra. Đó là do Khoa Thủy


          194
   200   201   202   203   204   205   206   207   208   209   210