Page 208 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 208

Chặng đường phát triển hơn 20 năm của “Cá tra Việt Nam” cho thấy
          niềm tự hào về một loài cá của vùng ĐBSCL đã trở nên nổi tiếng trên thế giới,
          đóng góp tỷ trọng sản lượng cao như một số loài cá hồi, cá rô phi,… và xếp
          thứ 8 trong các loài cá nước ngọt có sản lượng lớn của thế giới (FAO, 2022).
          Trong quá trình phát triển, kỹ thuật như sản xuất giống (sinh sản nhân tạo,
          ương cá bột lên cá hương, cá hương lên cá giống), nuôi thương phẩm, phát
          triển thức ăn viên công nghiệp, quản lý dịch bệnh,… đã không ngừng được
          cải tiến và ứng dụng có hiệu quả thông qua các nghiên cứu của các nhà khoa
          học và sự ứng dụng của người dân và doanh nghiệp, các chính sách thúc đẩy
          phát triển của nhà nước và các chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, các
          nghiên cứu về chọn giống cũng đã và đang thực hiện hướng tới sự phát triển
          bền vững. Trong quá trình phát triển, cá tra là đối tượng thu hút rất nhiều đề
          tài, dự án trong nước và quốc tế tài trợ liên tục cho các hoạt động nghiên cứu.
          Đặc biệt cần ghi nhớ và cảm ơn sâu sắc dự án cá da trơn Châu Á (Catfish
          Asia) do Cộng đồng Châu Âu tài trợ từ năm 1996 như là dấu mốc quan trọng
          trong phát triển kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá tra.
               b) Công nghệ sản xuất giống

               Sản xuất giống nhân tạo cá tra cho nhu cầu nuôi bắt đầu phát triển nhanh
          từ năm 2000 (Phương và ctv., 2016). Theo ước tính, năm 2020 cả nước có
          120 cơ sở sản xuất giống cá tra (tập trung ở các tỉnh Đồng Tháp và An Giang),
          khoảng 3.500 cơ sở ương với tổng diện tích khoảng 4.000 ha, sản lượng cá
          bột ước tính khoảng 25-28 tỷ, và hơn 2,0-2,5 tỷ cá giống (VASEP, 2021). Sản
          lượng giống nhân tạo không tăng nhanh qua các năm gần đây, dao động từ
          2,00-2,50 tỷ cá giống nhưng đáp ứng được cho nhu cầu nuôi thương phẩm.
          Sản lượng cá bột và cá giống hàng năm được ước lượng từ nhiều nguồn thông
          tin khác nhau và thể hiện ở Hình 9.6.

               Khác với các loài cá khác, sản xuất giống cá tra thường được chia thành
          hai khâu khác nhau là trại sản xuất cá bột và trại ương (từ cá bột lên cá hương
          và cá hương lên cá giống) trước khi đến ao nuôi cá thương phẩm (Hình 9.7).

















                                                                                197
   203   204   205   206   207   208   209   210   211   212   213