Page 203 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 203

9.3.3 Mô hình nuôi và đối tượng nuôi

               ĐBSCL là vùng có tất cả các mô hình nuôi thủy sản phổ biến vùng nhiệt
          đới và một số mô hình có tính đặc thù của vùng, bao gồm nuôi nước ngọt,
          nuôi nước lợ và nuôi biển. Hiện tại, quy mô của các mô hình nuôi có sự khác
          nhau rõ, giảm dần của mô hình mật độ thấp và tăng các mô hình có thâm cao
          cao hơn để nâng cao năng suất. Nuôi thủy sản nước ngọt có các mô hình nuôi
          kết hợp như nuôi cá và tôm càng xanh trên ruộng lúa, nuôi cá thâm canh trong
          lồng/bè (cá rô phi), nuôi thâm canh cá trong vèo (giai lưới) đặt trong ao hay
          sông (nuôi cá lóc, cá thát lát còm, cá chạch lấu,…), nuôi cá trong bể lót bạt
          (nuôi lươn, cá lóc,...), nuôi trong ao (cá tra, cá lóc, cá rô đồng, cá rô phi, tôm
          càng xanh, cá chình,…)… Nuôi trồng thủy sản nước lợ/mặn cũng đa dạng
          nhưng có sự dịch chuyển khá nhanh sang mức thâm canh cao, đặc biệt là mô
          hình nuôi tôm thẻ chân trắng. Mô hình nuôi tôm quảng canh và tôm – rừng
          có xu hướng ngày càng cải tiến kỹ thuật để cải thiện năng suất và tính bền
          vững. Mô hình tôm-lúa luân canh ngày càng phát triển theo hướng quảng canh
          cải tiến, thả giống mật độ cao hơn và đặc biệt là áp dụng mô hình canh tác
          mới là nuôi hai giai đoạn để tăng năng suất và rút ngắn thời gian nuôi tôm
          trên ruộng lúa và tăng năng suất. Nuôi tôm chân trắng thâm canh đang có xu
          hướng phát triển mạnh sang nuôi siêu thâm canh. Bên cạnh tôm, nhiều mô
          hình truyền thống vẫn còn duy trì như nuôi nghêu và sò huyết vùng bãi triều
          (ví dụ: tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang,…), nuôi cá kèo luân canh trong
          ao tôm, nuôi Artemia trên ruộng muối, nuôi hầu trên bè (ở Cà Mau), nuôi cá
          biển trong lồng ở các đảo tỉnh Kiên Giang (cá chim, cá mú, cá bóp,…).  Thành
          công trong sản xuất giống các đối tượng nuôi chủ lực ở ĐBSCL được thể hiện
          ở (Bảng 9.3).

               Bảng 9.3. Thành công trong sản xuất giống một số loài thủy sản phục vụ nuôi
          trồng của Trường Đại học Cần Thơ trong 10 năm qua
                                         Tỷ lệ sống trong      Tình hình tập huấn,
                     Loài
                                          sản xuất giống          chuyển giao
           Cá nước ngọt
           Cá tra                             20-25%         Rộng rãi
           Lươn đồng                          30-50%         Rộng rãi
           Cá leo                             12-15%         Tiếp tục cải tiến
           Cá kết                             12-18%         Tiếp tục cải tiến
           Chạch lấu                          25-30%         Rộng rãi
           Cá lóc                             35-40%         Rộng rãi
           Cá dày                             35-40%         Rộng rãi
           Thát lát còm                       60-70%         Rộng rãi
           Cá linh                            15-20%         Rộng rãi
           Cá heo                              5-10%         Rộng rãi


          192
   198   199   200   201   202   203   204   205   206   207   208