Page 186 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 186

công tác sản xuất và tiêu thụ cây giống trên địa bàn, duy trì nghiên cứu chọn
          tạo cung ứng giống mới cho sản xuất; tiến hành bình tuyển cây đầu dòng, xây
          dựng vườn cây đầu dòng tốt cung ứng giống bảo đảm chất lượng cho sản xuất;
          Thực hiện tốt các chính sách của Trung ương và địa phương, từng bước huy
          động các nguồn lực đầu tư phát triển ngành cây ăn trái.

               8.4  NGÀNH HÀNG CÂY RAU MÀU
               8.4.1  Thành tựu và thực trạng sản xuất

               ĐBSCL là vùng trồng rau lớn thứ nhất của cả nước, năm 2021 khoảng
          264.000 ha, chiếm 50% tổng diện tích trồng rau ở các tỉnh phía Nam, năng
          suất  bình  quân  18,2  tấn/ha  với  sản  lượng  4.790.456  tấn  (Bộ  NN&PTNT,
          2022), gấp 3 lần sản lượng rau năm 2000. Trước đó, năm 2020, ĐBSCL chiếm
          gần  30%  diện  tích  rau  của  cả  nước  (cả  nước  có  967.000  ha,  sản  lượng
          17.615.000 tấn) (Bộ NN&PTNT, 2020), trong khi năm 2000 chiếm 21,3%
          (tương đương 93.000 ha) diện tích rau cả nước (cả nước 437,000 ha), năng
          suất 14,50 tấn/ha với sản lượng 1.547.000 tấn (cả nước 6.040.000 tấn). Theo
          Trần Khắc Thi (1997), diện tích trồng rau màu tăng nhanh theo mức tăng dân
          số, bình quân 9.855 ha/năm. ĐBSCL với quỹ đất nông nghiệp khoảng 2,60
          triệu ha, trong đó đất trồng cây hàng năm chiếm trên 50%, chủ yếu lúa (chiếm
          trên 90% trong số này) nên rất thuận lợi để luân canh với cây rau (thuộc các
          họ dưa bầu bí, cà ớt, các loại đậu rau, đậu bắp, bắp non, cải củ trên nền đất có
          cơ cấu nhẹ) và cây màu (bắp, mè, đậu xanh, đậu nành, khoai lang, khoai
          môn…); mè là cây trồng khá dễ tính về mặt canh tác và tiêu thụ nên có xu
          hướng gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt ảnh hưởng bởi hiệu ứng
          của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở một số địa phương. Đậu nành và đậu
          phộng đang giảm diện tích trồng do nông dân chuyển sang các loại cây có lợi
          hơn như các loại trái cây và rau quả. Sản xuất đậu nành và đậu phộng không
          được ưu tiên trong Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững
          Việt Nam 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (USDA, 2022), sản xuất bắp
          thức ăn chăn nuôi cũng có khuynh hướng giảm. Các loại rau cải, đậu thực
          phẩm và gia vị ăn lá nhanh hư hỏng vẫn phát triển nhanh đáp ứng nhu cầu
          tiêu dùng đa dạng, tập trung nhiều ở các vùng chuyên canh trên đất có cơ cấu
          nhẹ, đất cồn (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp; huyện Chợ Mới, tỉnh An
          Giang; huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long,...) hay giồng cát (huyện Cầu Ngang,
          tỉnh Trà Vinh; huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng), phần lớn tập trung ở vùng
          ven đô và các khu dân cư đông đúc. Trong kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt
          Nam, mặt hàng rau tươi chỉ chiếm khoảng 22%, chế biến không đáng kể (Võ
          Thị Phương Nhung và ctv., 2017).


                                                                                175
   181   182   183   184   185   186   187   188   189   190   191