Page 170 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 170

Chương 8

                               NGÀNH TRỒNG TRỌT

                                                      1*
                                                                    1
                                                                                  1
                                          Lê Văn Vàng , Lê Văn Hoà , Trần Văn Hâu ,
                                                     4
                                                                                  1
                                                                 1
                                      Lê Thanh Phong , Trần Thị Ba , Châu Minh Khôi ,
                                               1
                                                                2
                                  Lê Vĩnh Thúc , Nguyễn Ngọc Đệ  và Nguyễn Phú Son 3
                                        1 Trường Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ
                                   2 Khoa Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ
                                             3 Trường Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ
                                4 Phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Nam Cần Thơ
                                                          *
                                                          ( Email: lvvang@ctu.edu.vn)

               8.1  GIỚI THIỆU
               Từ thời kỳ sơ khai cho đến thế kỷ XVIII, sản xuất nông nghiệp là hoạt
          động chủ đạo của loài người. Trong thời phong kiến, các quốc gia hùng mạnh
          đều dựa trên hai trụ cột là nông nghiệp và quân sự. Khi trình độ xã hội phát
          triển, cụ thể là cuộc cách mạng công nghiệp khởi đầu ở Anh vào năm 1760,
          sản xuất nông nghiệp dần được thay thế bởi các hoạt động sản xuất công
          nghiệp và dịch vụ. Trình độ sản xuất càng cao, khoa học - công nghệ và giao
          thông vận tải càng phát triển, lĩnh vực công nghệ và dịch vụ càng chiếm ưu
          thế. Hiện nay, công nghiệp và dịch vụ đang là lĩnh vực sản xuất chính ở hầu
          hết các quốc gia trên thế giới. Theo World Bank (2021), tỷ trọng đóng góp
          trung bình của lĩnh vực nông, lâm, thủy sản vào GDP của thế giới liên tục suy
          giảm từ năm 1995 (7,585%) đến năm 2019 (3,547%). Tuy nhiên, lương thực
          là hàng hoá thiết yếu. Thiếu lương thực rất dễ đưa đến bất ổn xã hội. An ninh
          lương thực quốc gia là bệ đỡ quan trọng giúp ổn định kinh tế xã hội. Chính vì
          điều này mà các quốc gia gia phát triển như Mỹ, Đức, Nhật, Anh, Pháp, Hà
          Lan, Úc, Israel,… rất chú trọng phát triển nông nghiệp, dù sản xuất nông
          nghiệp ở các quốc gia này chỉ đóng góp vào GDP chưa đến 2%. Gần đây, sự
          khủng hoảng vì thiếu lương thực cục bộ do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-
          19 hoặc do chiến tranh càng làm cho vấn đề an ninh lương thực quốc gia trở
          nên quan trọng.

               Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích tự nhiên là 39,7 ngàn
             2
          km  và dân số khoảng 17,3 triệu người là vùng sản xuất nông nghiệp trọng
          điểm của cả nước. Sản xuất nông nghiệp tại đây chiếm tỷ trọng 31,37% GDP
          của ngành nông nghiệp quốc gia. Hàng năm, ĐBSCL đóng góp khoảng 50%
          sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% sản lượng trái cây.

                                                                                159
   165   166   167   168   169   170   171   172   173   174   175