Page 261 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 261
báo cáo rằng tinh dầu bạch đàn đứng đầu trong thương mại thế giới, trong đó
tinh dầu C. citriodora là loại chính. Thành phần tinh dầu chứa citronelal 60-
65%; citronelol 15-20%, geraniol 11,14%, geranial và các thành phần khác
khoảng 2%. Báo cáo gần đây cho biết, quá trình chưng cất tinh dầu bằng hơi
nước ở áp suất 240 torr thu được citronellal đến 92,2% (wt.%) (de Araujo et
al., 2023). Bộ phận lá chứa nhiều tinh dầu, mùi dễ chịu và có tính kháng khuẩn
mạnh nên được sử dụng nhiều trong công nghệ hóa mỹ phẩm, sản xuất xà
phòng và các chất tẩy rửa, sát trùng; dùng làm thuốc sát khuẩn tại chỗ, đặc
biệt dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và điều trị
một số bệnh ngoài da; dùng làm thuốc điều trị thấp khớp. Ngoài ra, tinh dầu
bạch đàn chanh còn được dùng làm thuốc trị bỏng, làm thuốc gây long đờm
trong trường hợp viêm phế quản mạn tính và hen. Do tinh dầu bạch đàn chanh
có hàm lượng citronellal và geraniol cao nên được dùng làm chất tạo mùi
hương trong ngành công nghiệp sản xuất nước hoa và mỹ phẩm.
12.2.14 Linh chi
Bất lão thảo, Vạn niên thảo, Thần tiên thảo, Chi linh, Đoạn thảo, Nấm
lim là các tên gọi khác của linh chi. Căn cứ vào màu sắc, tính vị và công dụng
đã chia linh chi thành 6 loại: linh chi xanh, linh chi đỏ, linh chi vàng, linh chi
trắng, linh chi đen và linh chi tím. Trong đó, linh chi đỏ là loại tốt nhất trong
các loài thuộc họ linh chi. Nấm linh chi đỏ có tên khoa học là Ganoderma
lucidum (Leyss. Ex Fr.) Karst. Bộ phận dùng là thể quả đã chế biến khô.
Nấm linh chi là một thảo dược quý trong y học cổ truyền với nhiều công
dụng khác nhau như: chống ung thư, điều hòa sự nhiễm độc của tế bào, chống
viêm nhiễm, bảo vệ gan, tăng miễn dịch, ngăn chặn sự phát triển của virus
trong tế bào. Triterpenoids là thành phần chính của linh chi đỏ góp phần vào
chức năng chống ung thư của nó. Cho đến nay, có hơn 130 triterpenoid được
xác định trong linh chi đỏ, và một số trong số chúng đã vượt qua thử nghiệm
lâm sàng. Các nghiên cứu đã ghi nhận rằng triterpenes từ linh chi đỏ có thể
ngăn chặn sự tăng sinh và ức chế sự xâm lấn của tế bào ung thư. Hơn nữa,
triterpenes có thể cải thiện khả năng miễn dịch của bệnh nhân khối u bằng
cách ảnh hưởng đến các đường dẫn truyền liên quan đến miễn dịch. Ở các
nước Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, việc nghiên
cứu phát triển và sử dụng linh chi đang được công nghiệp hóa với quy mô lớn
về phân loại, nuôi trồng, chế biến và bào chế dược phẩm bởi linh chi (Lan và
ctv., 2018; Zhao & He, 2018; Phúc và ctv., 2020).
247