Page 266 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 266

Nhiều loài thực vật chứa tinh dầu và có hương thơm nên được dùng làm
          gia vị cho thực phẩm như hành, ngò, rau răm, quế, gừng, sả,… Tinh dầu có
          hoạt tính kháng oxy tốt nên có tác dụng bảo quản thực phẩm. Ngoài ra, do có
          hương dễ chịu nên nó được dùng làm nước hoa, làm nước xịt phòng, xông
          hơi, làm hương trong mỹ phẩm; đây là hướng tiêu thụ mạnh nhất của tinh dầu.
          Bên cạnh đó, nhiều tinh dầu có dược tính nên có mặt trong các sản phẩm dược
          phẩm. Ví dụ như: tinh dầu bạc hà chứa nhiều menthol có tác dụng kích thích
          thần kinh, giúp giảm đau tại chỗ, thường dùng trong các chế phẩm dạng xoa.
          Tinh dầu hương nhu chứa eugenol dùng giảm đau, sát trùng. Tinh dầu cam,
          quýt, chanh dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa. Tinh dầu tỏi, tinh dầu hành
          làm giảm cholesterol, ngừa bệnh xơ cứng động mạch và ung thư. Mặt khác,
          tinh dầu còn được dùng như loại thuốc trừ sâu sinh học (Thạch, 2003). Vì thế,
          ngành sản xuất tinh dầu trên thế giới đang ngày càng phát triển, tính đến năm
          2021, thế giới đã xác định được khoảng 3000 loài thực vật có tinh dầu với
          khoảng 250 loài đã được khai thác và sử dụng. Sản lượng tinh dầu trên toàn
          thế giới ước tính đạt mức 370.00 tấn năm 2020 tương ứng hơn 10 tỷ USD.
          Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nguồn tài nguyên
          thực vật phong phú và đa dạng, đặc biệt là nhóm các cây có tinh dầu. Số loài
          có chứa tinh dầu trong hệ thực vật Việt Nam gồm khoảng 657 loài thuộc 357
          chi  và  114  họ.  Các  loài  chứa  nhiều  tinh  dầu  là  cúc  (Asteraceae),  cam
          (Rutaceae),  gừng  (Zingiberaceae),  bạc  hà  (Lamiaceae),  long  não
          (Lauraceae),… nên được đánh giá là một trong những quốc gia có nguồn thực
          vật chứa tinh dầu lớn trên thế giới (Trung tâm Sinh học thực nghiệm, 2021).
          ĐBSCL có khí hậu nhiệt đới và đất đai màu mỡ nên thuận lợi cho hệ thực vật
          phát triển bao gồm cây dược liệu và cây chứa tinh dầu. Do vậy, tiềm năng để
          khai thác sản xuất tinh dầu ở ĐBSCL là mang tính khả thi cao.


               12.4  KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
               Nhìn chung, việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, sàng
          lọc các hoạt chất sinh học mới, ít độc tính và an toàn hơn là xu hướng hiện
          nay. ĐBSCL có tiềm năng lớn trong việc cung ứng các nguồn dược liệu để
          đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe theo xu hướng này. Chính phủ cũng đã
          ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể các vùng dược liệu trọng
          điểm, khai thác bền vững dược liệu tự nhiên, sản xuất dược liệu quy mô lớn
          và chất lượng đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới GACP-WHO. Như
          vậy, Việt Nam và ĐBSCL nói riêng có được những điều kiện thuận lợi nhất
          định để phát triển bền vững trong nuôi trồng dược liệu. Mặt khác, để đầu ra
          ổn định, cần có sự kết nối chặt chẽ giữa Nhà nước - Nhà khoa học - Doanh


          252
   261   262   263   264   265   266   267   268   269   270   271