Page 265 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 265
Ngoài các sản phẩm chăm sóc da, người tiêu dùng cũng rất quan tâm
tới các xu hướng làm đẹp cho tóc, móng có chiết xuất từ thiên nhiên. Điều
này mở ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
nghiên cứu, sản xuất và phân phối các dòng mỹ phẩm làm đẹp mang xu hướng
này. Như vậy, nếu Việt Nam liên doanh với các công ty mỹ phẩm nước ngoài
bằng việc cung ứng nguồn nguyên liệu thảo mộc Việt Nam thì ngành mỹ
phẩm thiên nhiên sẽ phát triển mạnh hơn và có thể thay thế hàng nhập khẩu.
12.3.3 Sản xuất thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng được chia làm hai loại: thực phẩm thông thường
và thực phẩm tăng cường. Thực phẩm thông thường cung cấp các thành phần
hoàn toàn tự nhiên, cung cấp những chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin,
khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất béo có lợi cho tim. Thực phẩm tăng
cường được bổ sung thêm một số thành phần, ví dụ như vitamin, khoáng chất,
chế phẩm sinh học hoặc chất xơ để tăng cường thêm lợi ích về sức khỏe của
thực phẩm đó. Kế hoạch đến năm 2027 , thực phẩm chức năng trong nước
chiếm 80%, xuất khẩu đạt 5 tỷ USD, đưa tỷ lệ số người trưởng thành sử dụng
thực phẩm chức năng thường xuyên lên 80%. Trước tiên, để nâng cao nhận
thức, tạo được niềm tin ở người tiêu dùng, các doanh nghiệp phải sản xuất
các sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả. Việc công bố, quảng
cáo sản phẩm phải chuẩn hóa, tránh quảng cáo sai hoặc gian lận trong sản
xuất. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải đầu tư vào công tác truyền
thông, như tổ chức các buổi hội thảo, truyền thông để khách hàng hiểu đúng
và dùng đúng thực phẩm chức năng. Tính đến thời điểm năm 2021, Việt Nam
có hơn 12.000 sản phẩm chăm sóc sức khoẻ với hơn 3.100 cơ sở sản xuất.
Các mặt hàng trong nước đã chiếm ưu thế trên thị trường khoảng 60-80%. Tỷ
lệ người sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng đã tăng
lên 58,5% dân số trên 18 tuổi (Minh, 2022). Như vậy, cơ hội sản xuất thực
phẩm chức năng sử dụng nguồn nguyên liệu ở ĐBSCL với đa dạng sản phẩm
như dạng rượu, siro, nước uống, dạng kẹo, dạng bánh, dạng viên hoặc dạng
bột, cụ thể như bột uống nghệ, bột cần tây, bột tía tô, bột rau om, viên nghệ,
kẹo gừng, nước uống gừng, siro gừng nghệ,…
12.3.4 Sản xuất tinh dầu
Tinh dầu là hỗn hợp nhiều chất dễ bay hơi, có mùi đặc trưng tùy thuộc
vào nguồn nguyên liệu, phần lớn có nguồn gốc từ thực vật, chỉ một số ít có
nguồn gốc từ động vật, thường ở thể lỏng, bay hơi ở nhiệt độ thường.
251