Page 262 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 262

12.2.15  Các loại cây gia vị thảo dược

               Ngoài công dụng như các loại gia vị trong ẩm thực, các cây gia vị cũng
          được dùng với mục đích phòng, trị bệnh hoặc làm đẹp.
               Tỏi (Allium sativum L.) thuộc họ hành Alliaceae, là loại cây gia vị phổ
          biến trên thế giới. Ngoài y học cổ truyền dùng tỏi để thanh nhiệt, giải độc, sát
          trùng, y học hiện đại phát hiện thêm tỏi có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch,
          kháng khuẩn, kháng viêm, kháng nấm, kháng oxy hóa, kháng ung thư, hạ
          cholesterol trong máu,… nên sản lượng tiêu thụ tỏi ngày càng cao. Theo Bộ
          Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số liệu thống kê năm 2022 cho thấy kim
          ngạch xuất khẩu tỏi, hành của Việt Nam đạt khoảng 31,2 triệu USD, tăng gần
          360% so với năm 2021, phần lớn xuất khẩu các thị trường châu Á, chiếm hơn
          90%, sau đó là châu Mỹ, châu Âu và châu Úc (Thảo, 2023).

               Sả (Cymbopogon citratus Stapf) cũng là cây gia vị phổ biến, phát triển
          quanh năm, có vị cay the, mùi thơm, tính ấm, giúp ra mồ hôi, tiêu đờm, kích
          thích tiêu hóa, dùng chữa bệnh cảm. Tinh dầu sả có citral, limonene, geranyl,
          acetate, geraniol, citronellol, nerol, linalool, citronellal, dùng làm thuốc sát
          trùng, điều trị cảm cúm, kháng viêm (Hiền và ctv., 2020).
               Cần tây (Apium graveolens L.) họ Hoa tán. Cần tây chứa nhiều vitamin
          A, B, C, các chất khoáng như Mg, Mn, Fe, I, Cu, K, Ca, cholin, tyrosin, acid
          glutamic. Hiện nay, cần tây được xem là thực phẩm chức năng giảm béo và
          chống lão hóa do thành phần thực vật chứa các hợp chất limonene, selinene,
          apigenin, luteolin và kaempferol (Huyền, 2021).
               Tía tô (Perilla frutescens (L.) Britt) họ Hoa môi, là loại cây gia vị và
          cũng là loại thảo dược, tính ôn, chữa phong hàn, cảm mạo, đau bụng, hóa
          đờm, giải độc, an thai. Người Nhật dùng nước tía tô làm giải khát, dùng dịch
          chiết tía tô để làm sáng da tự nhiên, giúp loại bỏ các tế bào chết trên da một
          cách hiệu quả. Tinh dầu phần lớn chứa Perillaldehyde (53-72%), limonene,
          myristicin và caryophylene (Hà và ctv., 2021).

               Húng  chanh  còn  được  gọi  là  tần  dầy  lá  Plectranthus  Amboinicus
          (Lour.) Spreng, thuộc họ Hoa môi, có nguồn gốc Châu Á, Châu Phi và Úc.
          Húng chanh có mùi thơm đặc trưng, vị cay và là loại cây rau vị phổ biến của
          người Việt Nam thường được sử dụng trong món súp chua. Y học dùng tần
          dầy lá làm thuốc trị ho, viêm họng, tiêu chảy và cảm sốt.

               Sự có mặt của các hợp chất thơm carvacrol, thymol,  α-terpineol, β-
          selinene, β-caryophyllene, α-humulene, γ-terpinene, p-cymene,… trong cây


          248
   257   258   259   260   261   262   263   264   265   266   267