Page 260 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 260

acid  glucuronic,  galactose,  arabinose,  rhamnose,...).  Tác  dụng  dược  lý  đã
          được phát hiện từ P. fruticosa như khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, cải
          thiện các triệu chứng hen suyễn và hô hấp, giúp hạn chế hấp thu đường, cải
          thiện khả năng sinh sản (Nguyen et al., 2021).
               12.2.12  Sâm bố chính

               Sâm bố chính còn gọi là Sâm Thổ Hào, họ Bông (Malvaceae), được gọi
          tên khoa học là Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr. Sâm bố chính mọc
          hoang và được trồng ở nhiều nơi ở Việt Nam do có dược tính quý và khả năng
          dễ thích nghi, phân bố rộng. Bộ phận dùng là rễ củ, cắt bỏ rễ con, phơi hay
          sấy khô. Rễ củ sâm bố chính được sử dụng là vị thuốc bổ cho cơ thể khi suy
          nhược, kém ăn, kém ngủ, suy nhược thần kinh, hoa mắt, chóng mặt, đau dạ
          dày, tiêu chảy, ho, viêm họng, viêm phế quản.

               Nghiên cứu về thành phần hóa học các mẫu sâm bố chính mọc hoang ở
          11 tỉnh thành Việt Nam cho thấy rễ củ sâm bố chính có chứa saponin triterpen,
          coumarin, chất nhầy, acid béo, đường khử, polyphenol và các nguyên tố đa
          vi lượng,... Sự có mặt của các saponin triterpen được xem là nhóm hợp chất
          có tác dụng dược lý điển hình của các cây họ nhân sâm là tăng lực. Ngoài ra,
          rễ củ sâm bố chính còn có coumarin, flavonoid, đường khử, acid amin, acid
          hữu cơ, phytosterol, sesquiterpen có tác dụng trong việc bảo vệ thành dạ dày
          và trung hòa acid dịch vị nhẹ. Vì vậy, trên thị trường hiện nay, sâm bố chính
          đã có mặt trong các sản phẩm trà thanh lọc cơ thể như Trà nhân sâm, nước
          sâm bố chính tổ yến, mứt và rượu, viên uống,… Các sản phẩm này giúp hỗ
          trợ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ thần kinh, giảm mệt mỏi và thanh lọc
          cơ thể (Thảo, 2021).

               12.2.13  Bạch đàn chanh
               Bạch đàn có rất nhiều giống (bạch đàn đỏ, bạch đàn trắng, bạch đàn
          nhỏ, bạch đàn to, bạch đàn lá bầu, bạch đàn ướt, bạch đàn mai đen, bạch đàn
          liễu và bạch đàn chanh). Cây bạch đàn chanh Corymbia citriodora (Hook.)
          họ Sim (Myrtaceae) có thân gỗ to, nhánh non có cạnh, lá có mùi thơm của sả
          chanh. Lá có lông, thon, từ từ hẹp cong thành hình lưỡi liềm ở nhánh trưởng
          thành, màu lam tươi, dài đến 17 cm, chùm hoa ở nách lá, lá đài rụng thành
          chóp, nhị nhiều. Bạch đàn chanh là giống bạch đàn của Úc, đến nay bạch đàn
          chanh được nhập trồng ở khắp các vùng trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
          Loài bạch đàn nói chung rất mau lớn, tán lá hẹp thưa, trồng trong vòng 5-6
          năm thì có chiều cao trên 7 m và đường kính thân cây khoảng 9-10 cm. C.
          citriodora từ lâu đã được đánh giá cao về gỗ và tinh dầu từ lá của nó. Đã có


          246
   255   256   257   258   259   260   261   262   263   264   265