Page 256 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 256
biển phân bố ở khắp các vùng đồng bằng và trung du miền Bắc và miền Nam.
Cây ưa sáng và mọc trên đất ẩm ở bờ ruộng, bờ kênh mương. Thành phần hóa
học chính của rau đắng biển gồm herpestin, bacosin có tác dụng gây tê, các
triterpen tự do, saponin, flavonoid và các phenylethanoid glycosid. Trong đó,
thành phần được biết đến nhiều nhất là các saponin. Các bacoside A, B, C là
thành phần quyết định tác dụng chống oxy hóa in vitro của saponin toàn phần,
trong đó, bacoside A và bacoside B là nhóm hoạt chất quyết định tác dụng
kích thích hệ thần kinh trung ương của saponin toàn phần. Cây dùng chữa
bệnh động kinh, suy nhược thần kinh, mất tiếng, khản tiếng, viêm phế quản
cấp, ho, hen. Ngoài ra, rau đắng biển còn dùng chữa bí đái, viêm gan, thấp
khớp, rắn cắn và bệnh ngoài da (Nghĩa và ctv., 2020).
12.2.6 Hoàn ngọc
Hình 12.3. Cây hoàn ngọc
Cây hoàn ngọc (Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk.) (Hình
12.3) còn được gọi là cây xuân hoa, là nguồn dược liệu đa dụng trong điều trị
nhiều bệnh khác nhau. Cây được tìm thấy lần đầu ở rừng Cúc Phương, sau đó
được tìm thấy nhiều ở ĐBSCL. Theo y học dân gian, lá tươi của hoàn ngọc
chữa bệnh tiêu chảy, loét dạ dày, viêm gan, viêm thận, tăng huyết áp và tiểu
đường. Lá của P. palatiferum có chứa phytosterol, flavonoid và saponin bao
gồm n-pentacosan-1-ol, β-sitosterol, 3-O-β-glucoside kaempferol 3-methyl
ether 7-O-β-glucoside và apigenin 7-O-β-glucoside. Ngoài ra, lá cây hoàn
ngọc rất giàu acid amin, khoáng chất và các hợp chất có hoạt tính sinh học
như belutin, lupeol, lupenone và acid pomolic. Một số bộ phận của cây như
242