Page 255 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 255
chống ung thư, bảo vệ tim mạch, tái tạo da và xương, hạ đường huyết, bảo vệ
thần kinh.
Hình 12.2. Lá và trái nhàu
Trong dân gian, nhàu được sử dụng làm nhuận tràng, làm lành vết
thương, chữa đau nhức khớp, mụn nhọt; quả nhàu chữa nhức đầu, giúp tiêu
hóa, điều kinh, chống phù thủng, lợi tiểu. Những thành phần hóa học đã được
xác định trong quả nhàu gồm các acid amin, anthraquinone, coumarin, acid
béo; rutin, quercetin; khoáng chất (photpho, molybdenum, potassium);
vitamin (acid ascorbic, acid folic, niacin, tocopherol và, biotin). Lá nhàu có
damnacanthal thuộc nhóm anthraquinone, nhóm carotenoid có β-Carotene,
coumarin là scopoletin; nhóm flavonoid có kaempferol, Quercetin-3-O-β-D-
glucopyranoside, Quercetin-3-O-α-Lrhamnopyranosyl- (1→6)-β-
Dglucopyranoside, một số khoáng chất như sắt, kali, magnesium. Bộ phận rễ
có anthraquinon như tectoquinone, 1-Hydroxy2-methyl-9,10- anthraquinone
và một số hợp chất khác. Hạt chứa các acid béo (eicosanoic, lauric, linoleic,
oleic, palmitoleic, stearic, ricinoleic) và damnacanthal. Phần vỏ và thân có
anthraquinone là 1,3-Dihydroxy-5-methoxy 6- methoxymethyl-2- methyl-
9,10- anthraquinone, 1,3-Dihydroxy-5- methoxy 2,6-bismethoxymethyl 9,10-
anthraquinone, nordamnacanthal. Tóm lại, nhàu là dược liệu có nhiều triển
vọng phát triển các chế phẩm trong tương lai từ các bộ phận của cây (Hạ và
ctv., 2022).
12.2.5 Rau đắng biển
Rau đắng biển (Bacopa monnieri (L.) Wettst) họ Hoa mõm chó
(Scrophulariaceae), còn được gọi là Sam trắng, Sam đắng, Ruột gà. Cây thân
thảo sống lâu năm, cao 10 – 40 cm, có hoa màu trắng. Ở Việt Nam, rau đắng
241