Page 257 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 257

lá, rễ được sử dụng để làm dược phẩm điều trị bệnh viêm, nhiễm, ung thư trên
          người và gia súc. Ở Thái Lan, các sản phẩm P. palatiferum từ lá – bao gồm
          bột khô, túi trà thảo dược và viên nang – đã được phát triển và thương mại
          hóa (Chayarop et al., 2011; Hằng & Phương, 2020; Huyền và ctv., 2023).
               12.2.7  Tràm trà

               Cây Tràm trà Melaleuca alternifornia thuộc họ Sim (Myrtaceae) có
          nguồn  gốc  từ  Úc.  Tinh  dầu  của  lá  tràm  trà  gồm  các  monoterpenes,
          sesquiterpenes,  terpinen-4-ol,  α-terpinen,  γ-terpinen,  α-  terpineol  và  1,8-
          cineol. Tinh dầu tràm trà có hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus
          và kháng sinh vật đơn bào. Trong y học cổ truyền Úc, tinh dầu tràm trà là
          phương thuốc chữa vết thương và nhiễm trùng da, dùng điều trị nhiều bệnh
          lý như viêm mủ màng phổi, nấm ngoài da, viêm amidan, viêm miệng và âm
          đạo. Tinh dầu tràm trà có hoạt tính kháng oxy rất tốt với giá trị IC50=12,5
          µg/mL). Ngoài ra, hoạt tính kháng nấm (đường kính vô nấm) của tinh dầu
          tràm trà đối với nấm Aspergillus niger là 25,82 mm, Aspergillus fumigatus là
          22,27 mm, Aspergillus flavus là 21,09 mm và Penicillium notatum (20,30
          mm). Các sản phẩm từ tràm trà phổ biến nhất hiện nay là tinh dầu làm hương,
          kem trị mụn, gel điều trị vết côn trùng cắn, kem thoa chống viêm nhiễm vết
          thương, sữa rửa mặt và mặt nạ (Sevik et al., 2021).
               12.2.8  Xuyên tâm liên






















                                 Hình 12.4. Cây xuyên tâm liên

               Xuyên tâm liên (Hình 12.4) có tên khoa học Andrographis paniculata
          (Burm.f.) Nees thuộc họ Ô rô (Acanthaceae). Xuyên tâm liên có nguồn gốc
          từ Ấn Độ, sau đó sang các nước nhiệt đới khác như Malaysia, Thái Lan,


                                                                                243
   252   253   254   255   256   257   258   259   260   261   262