Page 253 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 253

xuất dược liệu quy mô lớn và việc nuôi trồng, chế biến sản xuất dược liệu
          theo tiêu chuẩn GACP-WHO (thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc
          của Tổ chức Y tế Thế giới). Đây là những điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý,
          quản lý nhà nước cũng như có các cơ chế, chính sách, nguồn lực để phát triển
          bền vững theo chuỗi giá trị đối với cây dược liệu tại Việt Nam trong giai đoạn
          tới (Nguyên, 2017).


               12.2  CÁC LOẠI DƯỢC LIỆU TIỀM NĂNG Ở ĐBSCL
               12.2.1  Gừng

               Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale Roscoe thuộc họ Gừng
          (Zingiberaceae).  Gừng  còn  có  tên  gọi  khác  là  Khương,  tên  nước  ngoài:
          Zingiber (Anh), Ginggembre, amome des Indes (Pháp). Thân cao từ 0,6 đến
          1 m, lá mọc so le không cuốn, có bẹ, hình mác, mặt bóng nhẵn, gân giữa hơi
          trắng nhạt. Thân rễ phình lên thành củ, lâu dần thành xơ, có mùi thơm, vị cay
          nóng. Bộ phận dùng là củ.

               Gừng được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ Đông Á
          đến Đông Nam Á. Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản là những nước trồng gừng
          nhiều nhất thế giới. Ở Việt Nam, gừng được trồng từ thế kỷ thứ 2 trước công
          nguyên. Hiện nay, cây gừng được trồng khắp các địa phương và có khá nhiều
          giống (gừng trâu, gừng gió, gừng dại, gừng dé). Gừng được ứng dụng trong
          nhiều  lĩnh  vực  khác  nhau  như  làm  gia  vị,  thực  phẩm,  đồ  uống,  dược
          phẩm,...(Lợi và ctv., 2022).

               Tác dụng dược lý: Trong dân gian, gừng làm ấm bụng, dùng chữa các
          chứng thổ tả, hen, phù khi có thai, đau bụng, cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, ho
          đờm, sỏi mật. Hợp chất 6-gingerol và 6-shogaol trong gừng có hoạt tính kháng
          ung thư cao. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rằng tinh dầu và cao
          chiết gừng có tác dụng tốt cho hệ miễn dịch, ức chế cholesterol, kháng viêm,
          kháng khuẩn kháng nấm và kháng oxy hóa tốt. Do đó, nhu cầu cung ứng tinh
          dầu và cao gừng ngày càng tăng trong ngành công nghiệp thực phẩm, dược
          phẩm và mỹ phẩm (Kamaruddin et al., 2023).

               12.2.2  Trinh nữ hoàng cung

               Tên khoa học Crinum latifolium L. thuộc họ Thủy tiên Amaryllidaceae
          (Hình 12.1), là loại cây thân thảo, thân hành to, lá mọc thẳng từ thân hành,
          hình đài dài đến 50 cm, rộng 7 – 10 cm, mép nguyên, gốc phẳng có bẹ, đầu
          nhọn hoặc tù, gân song song. Trinh nữ hoàng cung là cây ưa sáng hoặc có thể
          chịu nóng một phần, sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng


                                                                                239
   248   249   250   251   252   253   254   255   256   257   258