Page 258 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 258

Campuchia, Việt Nam, Philippines. Cây được trồng ở nhiều tỉnh phía Bắc
          hoặc mọc hoang. Cây ưa sáng và ưa mọc trên đất ẩm, sinh trưởng mạnh vào
          mùa Xuân Hè, mùa Đông tàn lụi. Mùa hoa tháng 9-12, mùa quả tháng 1-2.
          Thân cỏ đứng, cao 0,4-1 m và chia ra nhiều nhánh. Gân lá hình lông chim,
          nổi rõ ở mặt dưới và có 4-5 cặp gân phụ. Thân và mặt trên lá thường có màu
          xanh lục đen, mặt dưới lá nhạt màu hơn.

               Từ lâu, trong y học cổ truyền, cây xuyên tâm liên được dùng để điều trị
          một số bệnh bao gồm viêm gan siêu vi, xơ gan, sốt rét và tiểu đường. Xuyên
          tâm liên còn có tác dụng chống vi khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa và
          chống huyết khối. Nó có nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học quan trọng như
          diterpenoids,  flavonoids  và  polyphenols.  Diterpenoids,  bao  gồm
          andrographolide, neoandro-grapholide và dehydroandrographolide là những
          chất chính quyết định chất lượng của xuyên tâm liên mà phổ biến nhất là
          andrographolide. Do có nhiều tác dụng trị liệu khác nhau nên cây ngày càng
          được trồng rộng rãi trên thế giới (Bhatnagar et al., 2023).

               12.2.9  Râu mèo

               Cây râu mèo có tên khoa học là Orthosiphon stamineus Benth (Hình
          12.5) còn có tên gọi là Bông Bạc thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae), là cây thảo
          sống lâu năm. O. stamineus phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt
          đới, bao gồm các nước Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt
          Nam, Myanmar, Philippines), Trung Quốc, Ấn Độ và Úc.




















                                    Hình 12.5. Cây râu mèo

               Tên của cây râu mèo có liên quan đến cấu trúc nhị hoa giống như râu
          của mèo nên được dùng làm cây cảnh vì có cấu tạo hoa đẹp. Dựa trên cấu trúc
          của hoa, O. stamineus được chia thành hai giống cụ thể là giống tím (hoa có


          244
   253   254   255   256   257   258   259   260   261   262   263