Page 263 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 263

Tần dầy lá góp phần thể hiện dược tính của cây như kháng khuẩn, kháng oxy
          hóa và kháng viêm (Thuyền và ctv., 2023).

               Bảng 12.1. So sánh thành phần hóa học chính của tinh dầu tần dầy lá ở các
          vùng miền trong và ngoài nước

           STT  Cần Thơ        Hậu Giang  Thừa Thiên     Đắc Lắc       Brazil
          1     Cavarol        p-cymene   D – Verbenone  Cavacrol      Cavacrol
                (68,52%)       (18,81%)   (30,21%)       (52,32%)      (88,17%)
          2     Cymene         Carvacrol   Trans-        γ-Terpinene   Caryophylle
                (9,08%)        (11,88%)   Caryophyllene  (18,92%)      ne oxide
                                          (15,89%)                     (5,85%)
          3     trans-         δ-cadinene  Alloocimene   Caryophyllene  1,8 cineol
                Caryophyllene  (10,56%)   (11,03%)       (5,60%)       (2,01%)
                (3,86%)

               Bảng 12.1 cung cấp thông tin thành phần hóa học của tinh dầu tần dầy
          lá ở các vùng miền trong và ngoài nước, cho thấy cavacrol chiếm phần lớn
          trong tinh dầu tần dầy lá với hàm lượng từ 11,88% đến 88,17%. Carvacrol là
          chất có hoạt tính kháng oxy hóa mạnh và thể hiện khả năng kháng tốt đối với
          Listeria  innocua,  Salmondella  typhimurium,  Bacillus  cereus  và  nấm
          Candida  albicans.  Bên  cạnh  đó,  trong  tinh  dầu  tần  có  p-cymene  (một
          monoterpene có trong thực vật) có tính chống oxy hóa, chống viêm, chống
          nhiễm trùng, làm giảm lo âu, chống ung thư và kháng khuẩn.  δ-cadinene
          được chứng minh có hoạt tính kháng Streptococcus pneumoniae và diệt côn
          trùng (Thuyền và ctv., 2023).

               12.3  GIẢI PHÁP KHAI THÁC

               12.3.1  Sản xuất dược phẩm có thành phần từ tự nhiên

               Việt Nam là 1 trong 10 trung tâm đa dạng sinh học phong phú của thế
          giới và đứng thứ 16 trên thế giới về đa dạng nguồn gen, trong đó, có rất nhiều
          nguồn gen được ứng dụng làm thuốc. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng
          80% dân số tại các quốc gia đang phát triển chăm sóc sức khỏe bằng các thuốc
          y học cổ truyền. Chính vì vậy, dược liệu đã và đang mang lại nguồn lợi lớn
          cho nền kinh tế ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc. So với
          35.000 loài cây làm thuốc trên toàn thế giới, số loài cây thuốc được biết đến
          ở Việt Nam chiếm khoảng 11% (Chi, 2022). Mặt khác, nhu cầu sử dụng các
          sản phẩm bổ sung dinh dưỡng và các thuốc thay thế đang tạo ra nhiều cơ hội
          mới cho các nhà sản xuất đến sau và làm gia tăng mức độ cạnh tranh trong



                                                                                249
   258   259   260   261   262   263   264   265   266   267   268