Page 264 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 264

ngành. Đồng thời, các nguyên liệu sản xuất dược phẩm có nguồn gốc từ thiên
          nhiên và chiết xuất từ thực vật đang được chú trọng nghiên cứu và phát triển
          nhằm tạo ra các loại thuốc mới thân thiện với sức khỏe con người và ít tác
          dụng phụ hơn (Quỳnh, 2023).
               Sự phát triển nhanh chóng các thuốc từ cây cỏ là do xu hướng nhằm
          tăng cường điều trị và do lo lắng về tác dụng phụ của chế phẩm hóa dược tổng
          hợp. Với sự phát triển của các kỹ thuật phân tích hiện đại, nhiều hoạt chất
          được tách chiết từ dược liệu, nghiên cứu xác định cấu trúc và tác dụng dược
          lý. Kết hợp với công nghệ bào chế, thị trường đã có viên nén, viên nang, cốm
          thuốc, trong đó nguyên liệu đầu vào là tinh chất hoặc cao dược liệu chuẩn hóa
          có hàm lượng hoạt chất chính xác. Hiện nay, nguồn tài nguyên cây cỏ và tri
          thức sử dụng cây cỏ làm thuốc là cơ sở quan trọng để sàng lọc và tìm ra thuốc
          mới. Hướng nghiên cứu này đang rất được coi trọng ngay cả ở các nước có
          nền y học tiên tiến như Mĩ, Pháp, Nhật Bản và Trung Quốc. Việt Nam đã có
          một số mặt hàng đông dược xuất khẩu có uy tín ở thị trường nước ngoài như
          hoa hòe, quế, sa nhân, dừa cạn, các loại tinh dầu hồi, quế, tràm,… Nhu cầu
          sử dụng đông dược ở nước ta cũng rất lớn. Thống kê mỗi năm tổng giá trị sử
          dụng tiền thuốc sử dụng tại Việt Nam là khoảng 5,14 tỷ USD và con số này
          tăng theo từng năm. Trong đó, tổng giá trị chế phẩm thuốc từ dược liệu (vị
          thuốc, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu) ước khoảng 440 triệu USD (8,4%
          tổng giá trị điều trị bệnh). Cụ thể, chế phẩm từ dược liệu (thuốc dược liệu,
          thuốc cổ truyền) ước tính 330 triệu USD và vị thuốc 110 triệu USD (Hạnh,
          2021). Theo báo cáo của Cục quản lý Dược, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ
          khoảng  60.000  –  80.000  tấn  dược  liệu  khác  nhau  (BT,  2017).  Như  vậy,
          ĐBSCL với khí hậu nhiệt đới và đất đai màu mỡ nên thuận lợi để phát triển
          nhiều loại cây dược liệu có giá trị trong y học để cung cấp nguyên liệu cho
          các công ty sản xuất dược phẩm trong và ngoài nước.

               12.3.2  Sản xuất mỹ phẩm có thành phần từ tự nhiên
               Song song với ngành dược phẩm, nhu cầu mỹ phẩm có thành phần chiết
          xuất từ tự nhiên ngày càng được quan tâm. Thị trường mỹ phẩm tại Việt
          Nam hiện được xếp vào hàng năng động nhất trong khu vực. Trong giai đoạn
          2018 – 2022, tỷ lệ phụ nữ Việt Nam thường xuyên sử dụng các sản phẩm làm
          đẹp tăng từ 76% lên đến 86% và người tiêu dùng có xu hướng sử dụng mỹ
          phẩm thảo mộc. Điều này cho thấy người tiêu dùng Việt Nam đã bắt đầu
          chuyển sự quan tâm tới các loại sản phẩm với thành phần thảo dược, hữu cơ
          với niềm tin các loại sản phẩm thân thiện hơn với sức khoẻ so với những loại
          mỹ phẩm nguồn gốc hoá học tổng hợp truyền thống (Hương, 2023).

          250
   259   260   261   262   263   264   265   266   267   268   269