Page 259 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 259

màu tím) và giống trắng (hoa có màu trắng). Cả hai giống đều chứa các hợp
          chất có hoạt tính sinh học khác nhau, trong khi giống màu tím có hàm lượng
          hoạt tính sinh học cao hơn giống màu trắng. Râu mèo chứa các hợp chất như
          terpenoid,  phenol  (isopimaran, flavonoid,  benzochromen) và  các dẫn xuất
          acid hữu cơ mà nó đã được sử dụng như một phương thuốc lợi tiểu hoặc tiết
          niệu và chữa bệnh đái tháo đường. Ở Trung Quốc, cây râu mèo là một cây
          thuốc cổ truyền nổi tiếng được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường và một số
          bệnh  về  thận  từ  lâu  đời.  Các  nghiên  cứu  dược  lý  hiện  đại  cho  thấy  O.
          stamineus có nhiều hoạt tính dược lý như chống oxy hóa, chống viêm, bảo vệ
          thận, kháng khuẩn, chống khối u, điều hòa miễn dịch và đặc biệt là có tác
          dụng trị đái tháo đường hiệu quả. Ngoài ra, nó cũng được ghi nhận là có tác
          dụng điều trị tốt một số biến chứng do đái tháo đường gây ra (Silalahi, 2019;
          Wang et al., 2022).
               12.2.10  Kim tiền thảo

               Desmodium styracifolium (Osbeck) Merr. là tên khoa học của cây kim
          tiền thảo, thuộc họ Đậu (Fabaceae). Cây có tên khác là Mắt trâu, Mắt nai, Mắt
          rồng, Đồng tiền lông. Trong y học cổ truyền Việt Nam, kim tiền thảo dùng
          chữa bệnh thận, sỏi thận, điều trị đái buốt, nhiệt miệng, tim mạch và viêm
          gan. Ngoài ra, dịch trích ethanol của kim tiền thảo còn có tác dụng chống
          viêm loát dạ dày và bảo vệ mạch máu não. Một số công trình nghiên cứu gần
          đây đã tách chiết và nhận danh một số chất trong cây bao gồm genistein, β-
          sitosterol-3-O-β-D-glucopyranoside, allantoin, styracifoline, salycilic acid và
          quebrachitol (Mau và ctv., 2010; Tran và ctv., 2021; Xia et al., 2022).

               12.2.11  Đinh Lăng

               Đinh lăng, tên khoa học là Polyscias Fruticosa (L) thuộc họ Ngũ gia bì
          (Araliaceae). Đinh lăng có nhiều giống: giống lá nhỏ, lá tròn hoặc lá tròn viền
          bạc. Ngoài công dụng làm cảnh, cây còn có dược tính quý. Nó có nguồn gốc
          từ quần đảo Polynesia khu vực Thái Bình Dương và được trồng rộng rãi làm
          cảnh ở các khu vực Đông Nam Á như Ấn Độ, Malaysia, Indonesia và Việt
          Nam. P. fruticosa được sử dụng làm thuốc y học cổ truyền. Tại Việt Nam,
          đinh lăng lá nhỏ được dùng làm thức ăn, thuốc bổ, tăng lực, lợi tiểu, bổ thận,
          lợi sữa, điều kinh, chữa các chứng ho, ho ra máu, hen suyễn, kiết lỵ, dùng rễ
          để sắc uống. Các công bố khoa học cho biết rễ và lá của P. fruticosa chứa
          saponin, alkaloid, một số vitamin như vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6,
          vitamin  C;  20  loại  acid  amin,  glycoside,  glycoside  cyanogen,  sterol,
          phytosterol, tanin, acid hữu cơ, nhiều nguyên tố vi lượng và đường (glucose,



                                                                                245
   254   255   256   257   258   259   260   261   262   263   264