Page 252 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 252
Chương 12
TIỀM NĂNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC DƯỢC LIỆU
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Nguyễn Thị Bích Thuyền , Đặng Huỳnh Giao,
*
Nguyễn Việt Nhẩn Hòa, Cao Lưu Ngọc Hạnh
Trường Bách khoa, Trường Đại học Cần Thơ
*
( Email: ntbthuyen@ctu.edu.vn)
12.1 GIỚI THIỆU
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam, bao gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với tổng diện
2
tích khoảng 40,6 nghìn km ; là một trong những đồng bằng lớn và phì nhiêu
nhất ở Đông Nam Á và thế giới; là khu vực sản xuất và xuất khẩu lương thực,
thực phẩm, thủy hải sản và trái cây lớn nhất của Việt Nam. Ngoài ra, với khí
hậu thuận lợi và đất đai màu mỡ nên ĐBSCL có nhiều thuận lợi để phát triển
các loại cây dược liệu có giá trị trong y học và đời sống (Hòa và ctv., 2022).
Theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, nhằm bảo tồn và khai thác dược
liệu tự nhiên, Việt Nam sẽ quy hoạch 8 vùng dược liệu trọng điểm. Bản quy
hoạch tổng thể này cũng đặt mục tiêu phát triển 54 loài dược liệu thế mạnh
của 8 vùng sinh thái. Theo quy hoạch, 8 vùng dược liệu trọng điểm của Việt
Nam bao gồm: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ,
duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Việc
quy hoạch 8 vùng trồng dược liệu này cũng trùng khớp với cách phân chia
địa lý của Việt Nam theo yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng và sinh thái. Vùng Tây
Nam Bộ và Đông Nam Bộ gồm các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang,
Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình
Phước, Đồng Nai, Tây Ninh phát triển trồng 10 loài dược liệu với quy mô
khoảng 3.000 ha gồm gừng, trinh nữ hoàng cung, nghệ vàng, nhàu, rau đắng
biển, hoàn ngọc, tràm, xuyên tâm liên, râu mèo và kim tiền thảo. Ngày 17
tháng 03 năm 2021, Chính phủ đã ban hành Quyết định 376/QĐ-TTg về việc
phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong
nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, Quyết định nêu rõ
mục tiêu khai thác bền vững dược liệu tự nhiên, xây dựng từ 2 đến 5 vùng sản
238