Page 250 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 250

Thứ nhất, hoạt động KNĐMST phản ánh hoạt động của sinh viên, cựu
          sinh viên dựa vào năng lực, tinh thần chủ động của họ. Người học không chỉ
          chuẩn bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết mà còn chủ động xây dựng các ý
          tưởng sáng tạo trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
               Thứ hai, nguồn lực của trường đại học. Nguồn lực của trường đại học
          tác động tới KNĐMST thể hiện qua kết quả nghiên cứu được xuất bản, các
          nguồn tài chính đầu tư cho nghiên cứu, chất lượng nghiên cứu và bản chất các
          hoạt động thương mại hoá các kết quả nghiên cứu. Một trường đại học đạt
          được các tiêu chuẩn nêu trên ở trình độ cao có khả năng thuận lợi hơn để thúc
          đẩy hoạt động thành lập doanh nghiệp cho các ý tưởng ĐMST.

               Thứ ba, chuẩn mực xã hội và hành vi của trường đại học. Các trường
          đại học có môi trường văn hoá ủng hộ hoạt động thương mại hoá sẽ có tỷ lệ
          thành lập doanh nghiệp ở mức cao hơn. Trái lại, những trường không khuyến
          khích KNĐMST thì hoạt động thương mại hoá và thành lập doanh nghiệp ít
          hơn. Ngoài ra, ảnh hưởng của môi trường kinh tế, xã hội đối với giá trị và
          hoạt động học thuật ở các tổ chức giáo dục bậc cao. Florida and Kenney
          (1998) đã nhấn mạnh tới vai trò của vốn mạo hiểm trong việc xây dựng các
          công ty công nghệ cao, bởi vì vốn này thường cấp cho các công ty mới thành
          lập. Có thêm vốn mạo hiểm, các công ty có thể thu hút thêm chuyên gia, liên
          kết trong mạng lưới và tiếp thu chia sẻ tri thức. Shane (2004) cho rằng việc
          thực thi luật Bayh – Dole đã làm tăng thêm các hoạt động thành lập doanh
          nghiệp trong các trường đại học ở Mỹ, bởi vì trường đại học được quyền
          chuyển giao các kết quả nghiên cứu ra bên ngoài mà không phân biệt nguồn
          vốn cấp là của chính phủ hay tư nhân.

               9.5  VAI TRÒ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
          KHỞI NGHIỆP VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

               Ở mỗi giai đoạn khác nhau của quá trình KNĐMST, các trường đại học
          đều thể hiện được những vai trò khác nhau căn bản để phát triển một hệ sinh
          thái khởi nghiệp nhanh, mạnh và bền vững. Vai trò của trường đại học trong
          hệ sinh thái KNĐMST được thể hiện:

               Thứ nhất, Trường đại học là nơi cung cấp những kiến thức cơ bản phục
          vụ cho quá trình KNĐMST. Mỗi trường đại học sẽ xây dựng những chương
          trình đào tạo khác nhau chuyên biệt nhằm đào tạo tinh thần doanh nhân, tinh
          thần khởi nghiệp, tư duy khởi nghiệp cho sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên
          ghế nhà trường. Đồng thời, trường đại học cũng là nơi cung cấp các kiến thức
          cần thiết để sinh viên có thể đối mặt với các vấn đề của thực tiễn và giải quyết

          236
   245   246   247   248   249   250   251   252   253   254   255